Tình hình biến động doanh số thu nợ theo thời hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay vốn của chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 38)

Bảng 9: Tình hình biến động doanh số thu nợ theo thời hạn qua 3 năm 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 So sánh

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2009/2008 2010/2009

+/- % +/- %

Tổng doanh sồ thu nợ 178341 100.00 188018 100.00 196571 100.00 9677 5.43 8553 4.55

Ngắn hạn 133394 74.80 118943 63.26 95501 48.58 -14451 -10.83 -23442 -19.71

Trung hạn 44947 25.20 69075 36.74 101070 51.42 24128 53.68 31995 46.32

Xem xét bảng 9 ta thấy:

- Tổng doanh số thu nợ tăng dần qua các năm. Cuối năm 2009, tổng doanh số thu nợ là 188018 triệu đồng, tăng 5.43%, tương ứng tăng 9677 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 tăng 4.55% tương ứng tăng 8553 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân chính là do tình hình thu nợ trung hạn tăng dần qua các năm.

- Doanh số thu nợ trung hạn năm 2009 chiếm 36.74% tỷ trọng trong tổng doanh số thu nợ, tăng 53.68% tương ứng tăng 24128 triệu đống so với năm 2008. Đến cuối năm 2010, doanh số tăng mạnh chiếm 51.42% tỷ trọng tăng đến 46.32% tương ứng tăng 31995 triệu đồng so với năm 2009.

- Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 chiếm tỉ trọng 74.8%, năm 2009 chiếm tỉ trọng 63,26%, năm 2010 chiếm tỉ trọng 48.58%. Giảm đều qua các năm. Năm 2009 giảm 10.83% tương ứng giảm 14451 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 giảm 19.71% tương ứng giảm 23442 triệu đồng so với năm 2009.

- Qua phân tích trên ta thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung hạn cao hơn tốc độ tăng doanh số thu nợ ngắn hạn. Qua đó chứng tỏ rằng ngân hàng đã tích cực trong việc cho vay thu nợ trung hạn, làm tăng doanh số thu nợ lên hàng năm. Đây là một nổ lực rất lớn của cán bộ nhân viên ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ.

Tóm lại công tác cho vay- thu nợ của ngân hàng là công tác trọng tâm của hoạt động tín dụng. Trong công tác cho vay, rủi ro cho hộ vay vốn cũng là rủi ro của ngân hàng. Vì vậy cán bộ tín dụng cần phải đến tận nơi, xem xét nguyên nhân gây ra việc không trả nợ và báo cáo với cấp trên xử lý. Nếu đó là thực sự làm ăn kém hiệu quả hoặc doanh số thu nợ thiên tai lũ lụt làm thiệt hại tài sản thì ngân hàng cần xem xét và cho khách hàng gia hạn nợ giúp người nông dân có điều kiện để sản xuất kinh doanh và có khả năng trả nợ. Trường hợp hộ đó làm ăn tốt mà không chịu trả nợ thì cần có biện pháp xử lí thích đáng nếu vi phạm nghiêm trọng, phải có sự can thiệp của toà án và xử lí tài sản thế chấp. Vì vậy ngân hàng cần phải có biện pháp kịp thời để bổ sung nguồn vốn cho vay.

Bên cạnh đó, chi nhánh cần phải phân loại khách hàng theo khả năng trả nợ lẫn thiện chí trả nợ để có những giải pháp thích ứng nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ thu nợ đối với từng trường hợp khách hàng vay vốn cụ thể.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay vốn của chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 36 - 38)