2008 2009 2010 So sánh Giá trị%Giá trị%Giá trị%2009/ 2010/
2.2.3.2. Tình hình biến động dư nợ theo thành phần kinh tế.
Với việc đa dạng hóa các đối tượng quan hệ tín dụng, trong 3 năm qua hầu hết các thành phần kinh tế đều có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Để hiểu rõ hơn tình hình dư nợ của từng thành phần kinh tế ta đi xem xét cụ thể bảng sau:
Bảng 11: Tình hình biến động dư nợ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2008- 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 So sánh
Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Tổng doanh số dư nợ 136412 100.00 173192 100.00 196772 100.00 36780 26.96 23580 13.61
DN ngoài quốc doanh 21530 15.78 30165 17.42 47553 24.17 8635 40.11 17388 57.64
Hợp tác xã 240 0.18 1220 0.70 845 0.43 980 408.33 -375 -30.74
Hộ nông dân 83182 60.98 96630 55.79 92760 47.14 13448 16.17 -3870 -4.00
Hộ tiêu dùng 31460 23.06 45177 26.08 55614 28.26 13717 43.60 10437 23.10
Xem xét qua bảng số liệu ta thấy :
- Dư nợ của nhóm doanh nghiệp tăng mạnh qua mỗi năm. Năm 2009 tăng 40.11% tương ứng tăng 8635 triệu đồng so với năm 2008 đạt giá trị là 30165 triệu đồng chiếm 17.42% tổng dư nợ. Năm 2010 tăng mạnh, chiếm 24.17% tổng dư nợ, tăng 57.64% tương ứng tăng 17388 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, đạt giá trị là 47553 triệu đồng.
- Dư nợ của hợp tác xã tăng trong năm 2009 với mức tăng là 408.33% tương ứng với 980 triệu đồng, chiếm chỉ 0.7% tổng dư nợ, đạt giá trị là 1220 triệu đồng. Sang năm 2010 mức dư nợ của hợp tác xã lại giảm 30.74% so với năm 2009, tương ứng 3870 triệu đồng, chiếm 0.43% tổng dư nợ, đạt giá trị là 845 triệu đồng.
- Dư nợ của hộ nông dân năm 2009 tăng 16.17% tương ứng tăng 13448 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ chiếm 47.14%, tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ, đạt giá trị là 92760 triệu đồng, giảm 4.00%, tức giảm 3870 triệu đồng so với năm trước. Đây là thành phần đạt tỷ trọng dư nợ cao nhất trong tổng dư nợ của chi nhánh, chứng tỏ ci nhánh không chỉ đầu tư vốn cho các doanh nghiệp lớn mà còn rất chú trọng đến các hộ nông dân với sản xuất quy mô nhỏ.
- Đối với cho vay hộ tiêu dùng, doanh số thu nợ cũng tăng lên hàng năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Năm 2009 tăng 43.60%, tức tăng 13717 triệu đồng so với năm 2008. Chiếm 26.08% tỷ trọng tổng dư nợ, đạt giá trị là 45177 triệu đồng. Năm 2010 tang 23.10%, tức tăng 10437 triệu đồng so với năm 2009. Chiếm 28.26% tổng dư nợ, đạt giá trị là 55614 triệu đồng.
Tóm lại, qua phân tích bảng 11 ta thấy, doanh số dư nợ hàng năm tăng lwn là do sự tăng dư nợ của các thành phần kinh tế, thể hiện sự đa dạng hóa nguồn khách hàng của ngân hàng và sự phát triển kinh tế của các thành phần kinh tế trong huyện.