KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay vốn của chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 64)

1. Kết luận

Hiện nay phát triển kinh tế nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà Đảng và nhà nước đặt ra trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Việc ban hành chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của Thủ tướng chính phủ vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi hơn, thông thoáng hơn về điều kiện và thủ tục vay vốn trong hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Phong Điền Tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Trong hoàn cảnh nền kinh tế tỉnh nhà còn nghèo, đời sống của người nông dân còn nhiều thiếu thốn, năng suất lao động còn thấp, việc phát triển nông nghiệp nông thôn là một vấn đề nóng bỏng và là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Do đó, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trên cơ sở sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương.

Định hướng mở rộng tín dụng là nhu cầu cấp thiết để phát triển sản xuất hàng hoá, khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, từng vùng, góp phần mở rộng thị trường hàng hoá từ nông thôn ra thành thị, mở rộng giao lưu hàng hoá mở rộng nền kinh tế trong nước với nhau. Được sự giúp đỡ của ngân hàng, đã mạnh dạng đầu tư vốn, áp dụng những tiến bộ vào sản xuất, mở mang đa dạng hoá ngành nghề dịch vụ, tận dụng khai thác khả năng tiềm tàn của địa phương nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển theo xu thế chung của đất nước.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng trong những năm qua luôn được chú trọng, kết quả doanh số ngày càng tăng, đối tượng cho vay ngày càng được mở rộng và đa dạng. Ngân hàng đã bám sát mục tiêu định hướng của ngành, chương trình phát triển kinh tế địa phương và tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp tích cực của cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành nhằm tạo cho ngân hàng nâng cao vị trí hoạt động

và giữ uy tín trong kinh doanh, góp phần mở rộng đầu tư đa dạng đối với mọi thành phần kinh tế, ngành kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Trong quá trình cho vay đã triển khai thực hiện Quyết định 67 của Thủ tướng Chính Phủ, văn bản 320 của Ngân hàng Nhà nước và văn bản 791 của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng đã không ngừng đổi mới thủ tục vay vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong công tác cho vay vẫn còn nhiều hạn chế, nợ quá hạn vẫn còn cao, số vòng quay vốn lưu động còn thấp. Vì vậy, ngân hàng cần thực hiện những giải pháp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng.

2. Kiến nghị.

Nhà nước cần có chính sách lãi suất ưu đãi trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nếu có chính sách ưu đãi về thuế đối với các tổ chức tín dụng nông thôn.

Nhà nước hình thành quỹ rủi ro nông nghiệp để giúp nông dân và ngân hàng an tâm đầu tư vào lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp lại gặp nhiều rủi ro.

Nhà nước cần có chính sách trợ giá nông sản khi thị trường nông sản có biến động theo hướng không có lợi cho nông dân.

Cần có chính sách khuyến khích, đảm bảo cho người nông dân vay vốn yên tâm sản xuất như giải quyết tốt đầu ra cho người nông dân thông qua việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản.

Cần đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật ứng dụng vào sản xuất để tập huấn cho nông hộ.

Mở rộng địa bàn huy động vốn và chuyển tải vốn đến nông dân.

Mở rộng cho vay trung dài hạn để công nghiệp hoá trong nông thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đòi hỏi nguồn vốn cho vay trung dài hạn lớn trong khi đó sự đáp ứng của ngân hàng thì có hạn. Vì vậy, Ngân hàng cần tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài nước có lãi suất thấp để tập trung cho vay theo dự án.

Về tài sản thế chấp ở nông thôn. Đề nghị các cấp chính quyền phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nông dân yên tâm sản xuất và dễ dàng trong việc thực hiện quan hệ vay vốn đối với ngân hàng.

Chi nhánh ngân hàng cơ sở nên đa dạng hoá khách hàng đối với các thành phần kinh tế chứ không bó hẹp trong phạm vi chủ yếu

Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phong Điền Tỉnh Thừa Thiên Huế nên có cơ chế thưởng phạt đối với cán bộ tín dụng; có thể đơn cử như: Cho hưởng một số phụ cấp lương ưu đãi đối với cán bộ tín dụng nhưng đồng thời cũng có cơ ché xử phạt băng vật chất đối với cán bộ vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vu được giao phó.

MỤC LỤC

PHẦN III...61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...61 1. Kết luận...61

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay vốn của chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 61 - 64)