NH No&PTNT HUYỆ PHONG ĐIỀN
3.2.3. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC CHO VAY.
CHO VAY.
Sau đây là ý kiến của tôi nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay:
*Đối với công tác cho vay và thu nợ:
- Muốn công tác cho vay được tiến hành tốt và luôn được mở rộng thì công tác thu nợ phải được đảm bảo, thu nợ thì ngân hàng mới có vốn để xoay vòng cho vay tiếp và mở rộng tín dụng.
- Trước khi cho vay, cán bộ tín dụng phải thẩm định các giấy tờ, đơn, khế ước vay có liên quan đến hồ sơ, thủ tục vay vốn, sau đó kết hợp với chính quyền địa phương để thẩm định, điều tra xem dự án vay vốn có tổn thất hay không và mặt hàng sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn có phù hợp với thi trường hiện tại hay không, xác định chu kỳ sản phẩm để giúp cho công việc kì hạn trả nợ phù hợp.
Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng nào trực tiếp đứng ra cho vay phải trực tiếp theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, xem xét khách hàng kinh doanh như thế nào, có hiệu quả hay không và sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. Bên cạnh đó, phải có trách nhiệm theo dõi thời hạn của món vay để đôn đốc khách hàng trả nợ vay và lãi đúng hạn. Phải tạo ra sự ràng buộc của khách hàng vào những món vay để việc thu nợ tiến hành một cách dể dàng, cụ thể là tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn số tiền cho vay.
Thực hiện cơ chế khoán tài chính nội bộ đến từng cán bộ, phân công trách nhiệm cán bộ đến từng cán bộ theo từng địa bàn tạo điều kiện thuận lợi nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian đi lại của cán bộ tín dụng. Để đảm bảo công tác cho vay và
thu nợ ở địa bàn này, ngân hàng cần có biện pháp khen thưởng chế độ ưu đãi ....để khuyến khích họ làm tốt công việc được giao, đồng thời có hình thức kỷ luật để tránh tình trạng thờ ơ vô trách nhiệm đối với công việc.
Đối với hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có tính chất sản xuất nhỏ, nhu cầu vốn thấp, các chi nhánh đầu tư theo nhóm, qua tổ chức đoàn thể nhằm giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng.
Đối với những hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có tính chất sản xuất lớn, thu nhập cao, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nên cho vay theo dự án. Cho vay theo món đối với hộ vay không thường xuyên, sản xuất theo mùa vụ.Cho vay luân chuyển đối với kinh doanh có vòng quay lớn và có quá trinh vay - trả sòng phẳng, uy tín
*Đối với dư nợ quá hạn:
Cần giảm dư nợ quá hạn trên dư nợ một cách tốt nhất. Ta thấy rằng, việc trả nợ không đúng hạn xảy ra ở nhiều ngân hàng. Để có giải pháp đúng và hữu hiệu cần phải đánh giá chung thực trạng nợ quá hạn, phân tích nguyên nhân chuẩn xác.
Song song với việc xác định nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, cần phải làm tốt thường xuyên việc phân loại nợ quá hạn theo thời gian, theo hình thức đảm bảo vốn, theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế nhằm xác định khả năng thu hồi của từng loại, từng đối tượng nợ.
Để hạn chế tình trạng nợ quá hạn, theo chúng tôi ngân hàng cần có một số giải pháp sau:
*Đối với cán bộ tín dung:
- Cho vay đúng cơ chế, thực hiện đúng quy trình nghiêm túc, định kỳ hạn nợ phải phù hợp, thực hiện kiểm tra sau cho vay, có mối quan hệ đối với chính quyền, cộng đồng dân cư.
- Phân loại và lựa chọn khách hàng vay vốn có thái độ ứng xử đúng mức, dứt khoát đối với từng loại khách hàng.
- Phân loại mục đích vay vốn của từng nhóm khách hàng trên từng địa bàn, từng ngành nghề kinh doanh trên từng quy mô. Dựa vào mục đích vay vốn của khách hàng
mà định kì hạn nợ phù hợp với đặc điểm chu chuyển vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu nợ.
- Thẩm đinh, đánh giá tài sản phải chính xác.
- Tạo nguồn cung cấp thông tin và nắm bắt kịp thời, đầy đủ thông tin từ phía khách hàng.
- Tạo chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra, việc kiểm tra phải đảm bảo chất lượng, có tổng hợp thông báo xử lý, phải có hướng phúc tra, sửa lại, thực hiện đối chiếu nợ, đổi địa bàn có nghi vấn.
*Đối với khách hàng:
Cần kết hợp tổng hoà các biện pháp để thu nợ động viên khuyên khích tác động cộng đồng.
*Về quản lý điều hành :
Để giảm thấp và ngăn ngừa nợ quá hạn công tác điều hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cần quy định lãnh đạo kiểm tra nhân viên, cấp trên kiểm tra cấp dưới, thực hiện kiểm tra chéo, giao chỉ tiêu kiểm tra thực địa khách hàng cho giám đốc ngân hàng cơ sở, thường xuyên chăm lo giáo dục cán bộ, công nhân viên, nâng cao chát lượng tín dụng. Thực hiện phương châm: " An toàn để phát triển, phát triển phải an toàn".
*Xử lý nợ vay bị rủi ro:
Sản xuất nông nghiệp là một loại hình sản xuất lệ thuộc vào thiên nhiên.Vì vậy, hộ vay có thể không trả nợ khi gặp rui ro.
- Để tạo điều kiện cho người nông dân có thể yên tâm tiếp tục sản xuất khi gặp rủi ro và ngân hàng có thể thu hồi được nợ, ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ một lần hoặc nhiều lần, nhưng thời gian gia hạn không quá một chu kỳ sản xuất hay 12 tháng đối với vốn ngắn hạn; hoặc không quá 1/2 thời hạn cho vay. Ngoài ra, nếu hộ bị thiệt hại có yêu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất thì ngân hàng xem xét cho vay bình thường.
- Trong trường hợp rủi ro do kẻ gian phá hoại hoặc chủ vay vốn bỏ trốn, ngân hàng phải lập văn bản báo cáo với cơ quan pháp luật xử lý, đồng thời ngưng ngay quan hệ tín dụng cho đến khi hồ sơ được xử lý và thu hồi được nợ. Thu nợ được hạch toán vào tài khoản "nợ chờ xử lý". Lãi suất chờ xử lý được tính theo lãi suất nợ quá hạn kể từ ngày phát hiện vụ việc.
- Trường hợp nợ vay đến hạn, người vay cố ý không trả nợ, sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất kinh doanh các mặt hàng quốc cấm…ngân hàng phải quyết định ngừng quan hệ tín dụng, chuyển dư nợ qua nợ quá hạn và tính lãi suất bằng 150% lãi suất cùng loại kể từ ngày cho vay và lập hồ sơ khởi kiện trước pháp luật buộc người vay hoàn trả lãi và gốc.
* Đa dạng hoá các hình thức tín dụng :
Mở rộng phạm vi và quy mô tiếp cận đến hộ nông dân thông qua các tổ chức đoàn thể, hội nông dân theo nghị quyết liên tịch giữa hội nông dân và ngân hàng nông nghiệp.
Đa dạng hoá các phương thức cho vay và mở rộng các dịch vụ của ngân hàng với 8 phương thức cho vay đã được quy định, thực tế hiện nay các ngân hàng thương mại đang áp dụng phương thức cho vay từng lần là chủ yếu của các phương thức cho vay khác chưa được chú trọng đến, để đa dạng hoá nghiệp vụ tín dụng chi nhánh cần phải mở rộng các phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng đã phân loại tốt trong quan hệ tín dụng.
Đối với phương thức cho vay trả góp cũng nên được quan tâm. Hiện nay nhiều ngân hàng trên thế giới đang phát triển mạnh, phương thức cho vay trả góp như vay mua xe hơi, cho vay mua nhà ….nên nghiên cứu phương thức cho vay trả góp, kết hợp với các doanh nghiệp bán hàng hợp đồng cho vay tay ba giữa người vay, ngân hàng và người cung cấp để kết hợp thực hiện việc cho vay trả góp. Hiện tại các ngân hàng cổ phần đang cho vay trả góp với lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường nhưng thực tế lãi thu được cao hơn so với việc tính lãi trên toàn bộ số tiền vay trong suốt thời gian vay và được phân đều cho mỗi kỳ trả nợ ( cả gốc + nợ ) tâm lý người vay thấy lãi suất thấp và phương pháp trả nợ theo hình thức trả góp thuận tiện với thu nhập của mình nên thích phương thức vay này hơn.
Mở rộng dịch vụ ngân hàng: Bên cạnh nghiệp vụ cho vay chi nhánh cân mở rộng các dịch vụ ngân hàng để tăng thêm thu nhập cho ngân hàng như dịch vụ chuyên tiền, dịch vụ tư vấn, dịch vụ cho thuê két sắt ngân hàng.
- Tổ chức thường xuyên các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ tác nghiệp tại cơ sở. Mở các cuộc hội thảo với các chuyên đề liên quan đến cho vay như:
+ Giải pháp đầu tư vốn kết hợp chuyển giao công nghệ kỷ thuật hiện nay được xem là tối ưu nhất.
+ Sáng kiến trong chuyển giao vốn và khâu thu hồi vốn là hiệu quả nhất.
- Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền Tỉnh Thừa Thiên Huế cần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ để họ tham gia thực hiện theo các nguyên tắc cho vay: sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, tích cực tham gia bảo hiểm rủi ro thiên tai đối với cây lúa và hoa màu bao gồm các rủi ro như: bão, lũ, lụt, hạn hán, sâu bệnh....và mua bảo hiểm tài sản chính họ.
- Thông qua các tổ chức Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh: để hình thành những câu lạc bộ hộ nghèo làm ăn giỏi hay câu lạc bộ của những hộ có kinh nghiệm về sản xuất. Qua đó tuyên truyền về những mô hình làm ăn, kinh nghiệm sản xuất: để đông đảo có thể học tập cách làm ăn, biết tận dụng quan hệ "tình làng nghĩa xóm " để động viên giúp đỡ trong quá trình vay vốn phát huy được hiệu quả cao.
* Một số công tác khác:
Chi nhánh cần coi trọng việc đổi mới công nghệ ngân hàng, đưa máy vi tính vào giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện nối mạng trong hệ thống để tổ chức thanh toán, chuyển tiền qua mạng một cách nhanh chóng, chính xác, làm cho khách hàng đặt niềm tin vào ngân hàng và từ đó khách hàng gởi tiền ngày mỗi đông.
Bên cạnh các giải pháp của ngân hàng thì nhà nước cũng phải tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ của mình đối với nông nghiệp và nông thôn; như tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoàn chỉnh các luật liên quan, cần hoàn thiện hơn nữa về cơ chế. Chính sách, những văn bản dưới luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để định hướng các hoạt động có hiệu quả hơn, để đảm bảo an toàn vốn của nhà nước, phải có phối hợp giữa chính quyền, địa phương, các cơ quan pháp luật và các ban ngành trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, xử lý các vấn đề khiếu kiện, khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra.
Do tính chất đa dạng, phong phú của nông nghiệp nông thôn cả về tổ chức sản xuất loại sản phẩm, trình độ dân trí không đều, sự khác biệt về vùng kinh tế thành thị,
nông thôn, cũng như tính chất phức tạp của nông, lâm ,ngư nghiệp và chịu ảnh hưởng lớn đối với các yếu tố thời tiết, khí hậu ... nên cho vay phục vụ nông nghiệp và nông thôn cũng cần phải rất phong phú, đa dạng phù hợp thích ứng trên mặt trận nông nghiệp nông thôn hiện nay.
PHẦN III