Tình hình biến động nợ quá hạn theo từng ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay vốn của chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 48)

2008 2009 2010 So sánh Giá trị%Giá trị%Giá trị%2009/ 2010/

2.2.4.1 Tình hình biến động nợ quá hạn theo từng ngành kinh tế

Tình hình dư nợ được mở rộng đó là triển vọng tốt của ngân hàng song điêù đó sẽ không hiệu quả nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay mà không chú ý đến nợ quá hạn. Để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng trong việc cho vay vốn ta xem xét chỉ tiêu dư nợ quá hạn được thể hiện trong bảng 13.

Bảng 13: Tình hình biến động nợ quá hạn theo từng ngành kinh tế qua 3 năm 2008-2010

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 So sánh

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2009/2008 2010/2009

+/- % +/- %

Tổng doanh số 1052 100.00 1210 100.00 2377 100.00 158 15.02 1167 96.45

Nông lâm ngư nghiệp 337 32.03 524 43.31 1030 43.33 187 55.49 506 96.56

Công nghiệp- tiểu thủ CN 205 19.49 212 17.52 375 15.78 7 3.41 163 76.89

Thương mại dịch vụ 128 12.17 108 8.93 273 11.49 -20 -15.63 165 152.78

Ngành khác 382 36.31 366 30.25 699 29.41 -16 -4.19 333 90.98

Xem xét bảng số liệu ta thấy:

Trong năm 2009 tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng, với tỷ lệ tăng là 15.02% tương ứng với 158 triệu đồng so với năm 2008, và tiếp tục tăng trong năm 2010 với tỷ lệ là 96.45% tương ứng tăng 1167 triệu đồng, sỡ dĩ có tỷ lệ tăng như vậy là do tỷ lệ tăng của các ngành qua các năm.

- Ngành nông lâm ngư nghiêp trong năm 2008 chiếm 32.03% tỷ trọng doanh số nợ quá hạn, đạt 337 triệu đồng. sang năm 2009, tỷ trọng của ngành này chiếm 43.31%, đạt 524 triệu đồng, tăng 55.49%, tương ứng tăng 187 triệu đồng so với năm 2008. năm 2010 tăng 96.45%, tương ứng tăng 1167 triệu đồng so với năm 2009, chiếm 43.33% tổng nợ quá hạn.

- Ngành công nghiệp- tiểu thủ CN tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 tăng 3.41% tươ ứng tăng 7 triệu đồng so với năm 2008, chiếm 17.52% tổng nợ quá hạn, đạt giá trị 212 triệu đồng. qua năm 2010, nợ quá hạn chiếm 15.78% tổng nợ quá hạn, đạt giá trị là 375 triệu đồng, tăng 76,89%, tương ứng tăng 163 triệu đồng so với năm 2009.

- Đối với Ngành thương mại- dịch vụ, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp và giảm trong năm 2009. năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 12.17% tổng nợ quá hạn, đạt giá trị 128 triệu đồng, năm 2009 giảm 15.63%, tương ứng giảm 20 triệu đồng so với năm 2008, chiếm 8.93% tổng nợ quá hạn, đạt giá trị là 108 triệu đồng. nhưng sang năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng mạnh 152.78%, tương ứng tăng 165 triệu đồng so với năm 2009, chiếm 11.49% tổng nợ quá hạn, đạt giá trị là 273 triệu đồng.

- Nhóm ngành khác , năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 36.31% tổng dư nợ, đạt giá trị 382 triệu đồng. năm 2009 chiếm 30.25% tổng nợ quá hạn, đạt giá trị là 366 triệu đồng, giảm 4.19%, tương ứng giảm 16 triệu đồng so với năm 2008. năm 2010, nợ quá hạn tăng 90.98%, tương úng tăng 333 triệu đồng so với năm 2009, chiếm 29.41% tổng nợ quá hạn, đạt giá trị 699 triệu đồng.

Qua phân tích bảng số liệu ta thấy: nhóm ngành có tỷ lệ tăng nợ quá hạn cao nhất đó là ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Sỡ dĩ có tỷ lệ nợ quá hạn cao là do đây là ngành phụ thuộc vào thời tiết, chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, dịch bệnh, mức sống của người dân còn thấp, ngoài nông nghiệp họ không có nghề nghiệp ổn định Sau một vụ thiên tai, dịch bệnh họ có thể sẽ mất trắng và không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng, do đó mà tỷ lệ nợ quá hạn ở nhóm ngành này khá cao. Bởi vậy, ngân hàng cần có chính sách giúp đỡ những hộ nông dân gặp khó khăn, xem xét cho vay tiếp nếu hộ có nhu cầu xin vay vốn sản xuất kinh doanh như vậy hộ mới có khả năng thanh toán được nợ cũ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay vốn của chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 48)