Tổng quan thị trường bảo hiểm tại Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện khu vực thừa thiên huế (Trang 47 - 50)

Năm 2010, Huế vẫn là môi trường ổn định về kinh tế an ninh xã hội hấp dẫn với nhà đầu tư trong nước, nước ngoài và du lịch. Từ năm 2005 đến 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14,2%, trong đó tỷ trọng du lịch, dịch vụ, thương mại chiếm tới 71%.

Đây là tiền đề cơ bản để phát triển ngành bảo hiểm trên thị trường Thừa Thiên Huế. Thị trường bảo hiểm tại Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng của cả nước.

Bảo Việt là đơn vị bảo hiểm có mặt sớm nhất trên thị trường Thừa Thiên Huế, cùng góp mặt với Bảo Việt trên thị trường lúc bấy giờ là sự ra đời của Bảo Minh (1995), PJICO (1998), lúc này nhu cầu về bảo hiểm của người dân chưa cao do đó các công ty này chủ yếu cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp nhà nước. Từ năm 2005 trở đi, đời sống của người dân có khả quan hơn trước và nhận thức của người dân về nhu cầu an toàn cao vì vậy mà có sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty bảo hiểm trên thị trường Thừa Thiên Huế.

Tháng 5/2005 có thêm sự xuất hiện của 02 Công ty CP bảo hiểm : Bảo hiểm Bưu điện và Bảo hiểm Viễn Đông.

Tháng 04/2007, Công ty Bảo hiểm dầu khí Đà Nẵng mở văn phòng khu vực tại Thừa Thiên Huế, và cùng thời gian này, Công ty CP bảo hiểm AAA cũng mở Văn phòng

khu vực Thừa Thiên Huế, đến tháng 03/2008 Văn phòng này chính thức trở thành Chi nhánh Công ty CP bảo hiểm AAA tại Thừa Thiên Huế.

Tháng 04/2008, Công ty CP Bảo hiểm Quân Đội cũng thành lập Chi nhánh tại Thừa Thiên Huế.

Ngày 23/7/2010, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn (GMIC) đã tổ chức Lễ khai trương Chi nhánh bảo hiểm GMIC Thừa Thiên Huế.

Như vậy, trên thị trường Thừa Thiên Huế có các Công ty Bảo hiểm: Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, PTI, Viễn Đông, Bảo hiểm AAA, Bảo hiểm Quân đội, GMIC và 01 văn phòng khu vực của Bảo hiểm dầu khí họat động kinh doanh về lĩnh vực bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa ra một số sản phẩm mới, tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng cạnh tranh lành mạnh sẵn sàng hội nhập, hợp tác quốc tế, thích ứng với lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

Điều này chứng tỏ nhu cầu mua bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là rất lớn và vấn đề cạnh tranh để giành khách hàng nhằm đem lại doanh thu cho đơn vị diễn ra ngày càng rất khốc liệt.

2.2.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh

* Phân tích điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh có chung điểm mạnh sau:

- Các Công ty luôn trong tư thế sẵn sàng cạnh tranh và chấp nhận cạnh tranh.

- Ra đời trước nên có những kinh nghiệm quí báu và những nền tảng đã được xây dựng vững chắc.

- Số lượng nhân lực nhiều, số lượng khách hàng lớn do đó doanh thu đạt cao.

+ Điểm mạnh riêng của Bảo Việt: Ra đời trước nên quan hệ khách hàng đã trở thành thân thiết khó thâm nhập thị trường của họ, các văn phòng kinh doanh khu vực, hệ thống đại lý và cộng tác viên trải dài và phủ rộng khắp.

+ Điểm mạnh của Bảo Minh: Là doanh nghiệp Nhà Nước vừa chuyển sang cổ phần, nên nhận được một số ưu tiên nhất định từ các đơn vị thành viên góp vốn, đã được có sẵn mối quan hệ với một số khách hàng lớn là các đơn vị doanh nghiệp Nhà nước như Hàng không Việt nam, Tổng công ty điện lực Việt nam...

+ Điểm mạnh của PJICO: Cũng là cổ phần có cơ chế tài chính rộng rải, đã có kinh nghiệm trong công tác kinh doanh do ra đời trước PTI. Hệ thống trạm xăng dầu rộng khắp làm đại lý bảo hiểm vì vậy doanh thu bảo hiểm xe máy đang ở vị trí dẫn đầu.

- Điểm mạnh của Bảo hiểm Bưu điện Huế

+ PTI có nguồn tài chính mạnh do có sự hậu thuẫn và sự đóng góp vốn từ các Tổng công ty lớn hoạt động có hiệu quả.

+ Là công ty cổ phần nên có tính linh hoạt cao trong kinh doanh, chủ động trong việc cân đối tình hình thu chi, trong các chính sách khách hàng.

+ Công ty ra đời sau nên đã được thừa hưởng những thành quả kinh nghiệm quý báu của các công ty bảo hiểm đi trước.

+ Đội ngũ CBCNV trẻ tuổi, năng động, có trình độ học vấn cao và ham tìm tòi học hỏi.

*Phân tích điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

+ Hầu hết là doanh nghiệp thuộc vốn Nhà nước quản lý nên tính linh hoạt trong công tác chi phí không cao.

+ Kinh doanh theo phương pháp quản lý cũ nên bộ máy cồng kềnh. + Chính sách phục vụ khách hàng còn cứng nhắc, mang mặng tính độc quyền. - Điểm yếu của Bảo hiểm Bưu điện Huế

+ Ra đời sau nên chưa quảng bá được thương hiệu một cách rộng khắp và thường xuyên trên thị trường.

+ Vị thế cạnh tranh trên thị trường chưa cao, đặc biệt là trong việc giảm phí do chưa có quỹ dự phòng tổn thất.

+ Đội ngũ CBCNV còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiệp vụ + Hệ thống đại lý chưa mang tính chuyên nghiệp cao.

* Lợi thế cạnh tranh khác biệt trên thị trường

- Ảnh hưởng của thương hiệu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) đã tạo niềm tin, uy tín, sự trung thành đối với các khách hàng.

- Có sự ủng hộ của khách hành trong ngành là các Công ty thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông.

- Hệ thống các Bưu cục tại các huyện, xã làm đại lý bán bảo hiểm vì vậy doanh thu bảo hiểm xe máy ngày càng tăng mạnh.

- Đối với những khách hàng tiềm năng (khách hàng có doanh thu bảo hiểm xe ôtô hàng năm đạt > 200trđ, tỷ lệ bồi thường bình quân qua các năm thấp) sẽ được giảm phí từ 5%- 30%.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện khu vực thừa thiên huế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w