CƠ SỞ THỰC TIỂN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện khu vực thừa thiên huế (Trang 35 - 47)

Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và có cơ cấu dân số trẻ (số người dưới độ tuổi 35 chiếm 65 - 68%). Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam trong những năm gần đây là 7 - 7,5%. Những đặc điểm này khiến thị trưởng bảo hiểm Việt Nam, cả nhân thọ và phi nhân thọ, đều có tiềm năng lớn để phát triển.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng trung bình 19,6%/năm trong giai đoạn 2006 - 2009. Trong đó, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng trung bình 28,7%/năm và bảo hiểm nhân thọ tăng 11,7%/năm. Bước sang năm 2010, tổng phí bảo hiểm gốc tiếp tục tăng trưởng cao như đã dự báo.Về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, theo số liệu chính thức từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng phí bảo hiểm gốc thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 7.967 tỷ đồng, tăng 23,67% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, bốn mảng nghiệp vụ đóng góp 80% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ gốc có tốc độ tăng trưởng khác nhau: bảo hiểm xe cơ giới 12%, bảo hiểm tài sản và thiệt hại 42%, bảo hiểm xây dựng lắp đặt 50%, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu 21,4%.Về thị trường

bảo hiểm nhân thọ, trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng phí bảo hiểm nhân thọ gốc tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Số hợp đồng mới tăng 40%.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ước tính, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đạt tổng phí bảo hiểm gốc khoảng 30.670 tỷ đồng trong năm 2010, tăng trưởng 20,4%. bảo hiểm nhân thọ ước tăng 13,1%, đạt 13.380 tỷ đồng và bảo hiểm phi nhân thọ ước tăng 26,7%, đạt 17.290 tỷ đồng. Cũng giống như Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Bộ Tài chính và BMI (một tổ chức nghiên cứu quốc tế) cũng lạc quan về thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2010. Tốc độ tăng trưởng ước tính năm 2010, theo các tổ chức này, là 15 - 20%.

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc và doanh thu thuần cao, nhưng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc và chi phí bán hàng được dự báo tiếp tục ở mức cao, chủ yếu do cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong ngành. Kết quả là, lợi nhuận thuần bị suy giảm đáng kể. Các công ty bảo hiểm khó đạt được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giống như các năm gần đây. Mới đây theo quy định của pháp luật về vốn điều lệ và do nhu cầu tăng vốn mở rộng hoạt động kinh doanh, rất nhiều công ty bảo hiểm đã tăng vốn điều lệ trong năm 2010. Việc tăng vốn này chắc chắn sẽ nâng cao năng lực tài chính của các công ty bảo hiểm và theo đó làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm cũng như kết quả hoạt động của các công ty bảo hiểm.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN

CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:

2.1.1.Tổng quan về Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện

Dịch vụ bảo hiểm là một dịch vụ tài chính rất phát triển trong nền kinh tế thị trường và ngành kinh doanh bảo hiểm đã có một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ở các nước kinh tế phát triển ngành kinh dóanh bảo hiểm đóng góp từ 5% đến 10% GDP của các nước đó. Nhận thức vấn đề trên, ngày 18/12/1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP về kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt nam đã trở nên sôi động với hàng loạt các công ty bảo hiểm ra đời và hoạt động rất tích cực đã phần nào đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, hoà nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và Quốc tế.

Một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển nhanh chóng là việc Chính phủ cho phép thiết lập hệ thống các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm tận dụng và phát huy hết khả năng khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có của các ngành kinh tế trong phạm vi cả nước.

Nhận thức được định hướng trên của Chính phủ và xét thấy tiềm năng một thị trường kinh doanh mới đầy tiềm năng, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam với tư cách là cổ đông sáng lập đã cùng với 6 cổ đông khác là các doanh nghiệp lớn tiến hành xây dựng đề án xin phép Bộ Tài chính và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội thành lập Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI).

Được sự đồng ý của Bộ Tài chính, ngày 01/08/1998 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số: 3633/GP-UB thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện, Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số: 055051 ngày 12/08/1998 và Công ty đã chính thức hoạt động từ ngày 01/09/1998.

Tên giao dịch quốc tế: POST AND TELECOMMUNICATION JOINT STOCK INSURANCE COMPANY (viết tắt PTI)

Trụ sở chính: Tầng 08 Toà nhà 4A Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng

Tổng số Cán bộ công nhân viên: 580 người Các cổ đông thành lập:

• Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

• Tổng Công ty xây dựng Hà nội (HACC)

• Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX)

• Tổng Công ty CP Tái bảo hiểm quốc gia Việt nam (VINARE)

• Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc tế Việt nam (VIBank)

• Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh)

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và theo yêu cầu của công tác kinh doanh để nhằm tiếp cận sát thị trường, khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng, đảm bảo việc thực hiện chăm sóc khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện đã cho thành lập 22 Chi nhánh trực thuộc đặt tại các thành phố lớn và các tỉnh trên cả nước.

Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Bưu điện (PTI) ra đời trong giai đoạn đã kế thừa và tiếp thu các thành quả mà ngành bảo hiểm Việt nam đã tích luỹ trong mấy chục năm qua trên mọi mặt như: Kinh nghiệm, phương pháp quản lí kinh doanh bảo hiểm, kỹ thuật bảo hiểm, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, cùng với sự giúp đỡ hậu thuẫn của các thành viên sáng lập về con người, vật chất và công tác đào tạo cán bộ với phương châm “củng cố và hợp tác cùng phát triển”. Cùng đội ngũ cán bộ được đào tạo chính qui, quan hệ hợp tác kinh doanh rộng rãi trên thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm trong và ngoài nước, PTI phấn đấu vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có uy tín, phát triển mạnh trên thị trường bảo hiểm.

2.1.2. Chi nhánh Công ty CP Bảo Hiểm Bưu điện tại Thừa Thiên Huế

Chi nhánh Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện tại Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số: 73/QĐ-TCCB ngày 09/05/2005 của Tổng giám đốc Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện. Đến ngày 25/05/2005 Sở kế hoạch và đầu tư Thừa Thiên Huế đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3113000026.

Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

Tên giao dịch quốc tế: POST AND TELECOMMUNICATION JOINT STOCK INSURANCE COMPANY- THỪA THIÊN HUẾ BRANCH (viết tắt PTI HUẾ)

Trụ sở giao dịch: 02 Nguyễn thị Minh Khai- TP Huế

Tổng số Cán bộ công nhân viên của Chi nhánh là: 27 người

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi nhánh PTI Huế * Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

* Giám đốc:

Giám đốc Chi nhánh do Tổng Giám đốc Công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm sau khi có báo cáo với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Chi nhánh là người lãnh đạo cao nhất trong Chi nhánh, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Công ty về tình hình hoạt động

Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế Toán Phòng Quản lý đại lý GIÁM ĐỐC Phòng KD tại Quảng Bình Phòng Kinh doanh Số 1 Phòng Kinh doanh số 2 Phòng KD tại Quảng Trị

kinh doanh của Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh chủ động trong kinh doanh và ký kết các hợp đồng bảo hiểm dựa vào nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch do Tổng giám đốc Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện phê duyệt.

Giám đốc Chi nhánh qui định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng ban trong Chi nhánh và triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm theo các qui định của Công ty được áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng theo cấp bậc của Công ty.

* Phòng kinh doanh :

Do tính chất đặc thù của doanh nghiệp bảo hiểm chuyên ngành, do đó thiết lập Phòng kinh doanh 1 chủ yếu nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ phát sinh từ thị trường truyền thống, Đồng thời tạo điều kiện cho các phòng kinh doanh khác chủ động hơn trong kinh doanh, khai thác các khách hàng mới ngoài ngành Bưu chính Viễn thông.

Về chức năng:

+ Tổ chức thực hiện quản lý, khai thác, chăm sóc và phát triển các khách hàng mục tiêu, bao gồm: khách hàng trong ngành BCVT và các công ty BCVT mới.

+ Tổ chức thực hiện quản lý, khai thác, chăm sóc và phát triển các khách hàng ngoài ngành theo kế hoạch doanh thu.

+ Tổ chức thực hiện quản lý, khai thác, chăm sóc các khách hàng qua sự giới thiệu của cán bộ gián tiếp.

+ Tổ chức thực hiện công tác giám định, bồi thường các nghiệp vụ cho các khách hàng phòng đang quản lý.

+ Thực hiện các công tác khác như: truy đòi người thứ ba…

Về nhiệm vụ:

+ Xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của phòng.

+ Thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất, thực hiện đúng các quy định của Chi nhánh về thu nộp phí, quản lý ấn chỉ, hóa đơn. Tổ chức thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ theo quy định.

+ Quản lý và sử dụng đúng mục đích các tài sản và trang thiết bị làm việc được Chi nhánh trang bị.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Chi nhánh về trách nhiệm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.

* Các Phòng bảo hiểm khu vực:

Về chức năng:

+ Tổ chức kinh doanh theo quy định của công ty tất cả các sản phẩm nghiệp vụ bảo hiểm đối với khách hàng ngoài ngành Bưu chính viễn thông, trên phạm vi thuộc địa bàn được phân công (ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được bố trí một phòng).

+ Thu thập các hồ sơ tổn thất phát sinh đối với các khách hàng đang quản lý và các khách hàng khác được yêu cầu do tổn thất phát sinh trên địa bàn do Phòng quản lý.

Về nhiệm vụ:

+ Xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của phòng.

+ Thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất, thực hiện đúng các quy định của Chi nhánh về thu nộp phí, quản lý ấn chỉ, hóa đơn. Tổ chức thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ theo quy định.

+ Quản lý và sử dụng đúng mục đích các tài sản và trang thiết bị làm việc được Chi nhánh trang bị.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Chi nhánh về trách nhiệm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.

* Phòng quản lý đại lý:

Về chức năng:

+ Tổ chức quản lý đại lý và cộng tác viên khai thác về doanh thu, quản lý hồ sơ, hóa đơn, ấn chỉ…, trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và đôn đốc các đại lý, cộng tác viên thực hiện các công tác kinh doanh được giao.

+ Thực hiện công tác về đào tạo và phát triển đại lý và cộng tác viên, thanh quyết toán chi phí hỗ trợ hàng tháng…

+ Giám định, thu thập và bồi thường các hồ sơ tổn thất phát sinh đối với các khách hàng do đại lý khai thác và quản lý.

+ Xây dựng, đăng ký và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của phòng + Đề xuất với Giám đốc Chi nhánh về kế hoạch tuyển dụng, đào tạo đại lý.

+ Thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất, thực hiện đúng các quy định của Chi nhánh về thu nộp phí, quản lý ấn chỉ, hóa đơn và tổ chức thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ theo quy định.

+ Quản lý và sử dụng đúng mục đích các tài sản và trang thiết bị làm việc được Chi nhánh trang bị.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Chi nhánh về trách nhiệm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.

* Phòng tổ chức, hành chính:

Về chức năng:

Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác tổ chức, đào tạo, và các chính sách đối với người lao động và tổ chức thực hiện công tác hành chính quản trị.

Về nhiệm vụ:

+ Triển khai các công tác tổ chức: Thành lập, sát nhập, giải thể các tổ chức. Xây dựng quản lý việc thực hiện các quy định, quy chế; Nghiên cứu trình Ban Giám đốc về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương và thực hiện các chính sách đối với người lao động.

+ Thực hiện công tác hành chính: Công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu; Tổ chức công tác lễ tân, tiếp khách, hội nghị, an ninh trật tự, PCCC; Quản lý tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ, vật tư, hàng hóa…

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Chi nhánh về mọi nhiệm vụ được phân công.

* Phòng Kế toán:

Về chức năng:

Tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, kế hoạch theo quy định của pháp luật và công ty.

Về nhiệm vụ:

+ Công tác Kế toán: Nghiên cứu, tổ chức, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác tài chính kế toán; Tổ chức thực hiện và ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời, các hoạt động kinh tế phát sinh của Chi nhánh; Tổ chức thực hiện tổng hợp và lập báo cáo quyết toán tài chính và các báo cáo khác liên quan đến nghiệp vụ: Quản lý tình hình sử dụng hóa đơn, ấn chỉ.

+ Công tác kế hoạch: Hướng dẫn các phòng và xây dựng kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh; Xây dựng phương án về lương, về các chi phí khác; Báo cáo tình hình thực hiện kế họach kinh doanh phục vụ cho công tác chỉ đạo kinh doanh, đồng thời đề xuất các biện pháp cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành kế hoạch và các chỉ tiêu do công ty giao.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Chi nhánh về mọi nhiệm vụ được phân công.

Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần Bảo Hiểm Bưu Điện Chi nhánh Thừa Thiên Huế ( PTI Huế)

* Những thuận lợi: + Bản thân Chi nhánh

- Được sự hậu thuẫn mạnh từ khách hàng trong ngành Bưu chính viễn thông.

- Việc giám định, bồi thường giải quyết rủi ro được thực hiện nhanh chóng đã làm cho khách hàng hiểu rõ và tạo cho khách hàng hiểu rõ PTI Huế.

- Có nguồn vốn kinh doanh mạnh do sự góp vốn thành lập từ các Tổng công ty mạnh. - Đội ngũ CBCNV trẻ giàu năng lực, có mối quan hệ rộng rãi điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc mang về doanh thu cho Chi nhánh, …

- Số lượng khách hàng ngoài ngành còn ít nên dễ có điều kiện chăm sóc và lôi kéo khách hàng khác về mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện khu vực thừa thiên huế (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w