- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đào tạo:
3.2.5. Nhóm giải pháp tạo việc làm cho người lao động
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm:
Trong những năm qua tỷ lệ thất nghiệp của thành phố Đà Nẵng thường được đánh giá là ổn định và hợp lý (nếu không muốn nói là bình thường) đối với một đô thị trên đà phát triển. Tỷ lệ này căn cứ vào kết quả điều tra lao động việc làm hằng năm và tính cho khu vực thành thị. Năm 2004 là 5,16%, năm 2005 là 5,05%.
Đây là kết quả của việc phát triển đời sống trong cộng đồng dân cư ngày càng tốt hơn, đồng đều hơn. Sự tăng trưởng nổi bậc trong những năm gần đây đã tạo được công ăn việc làm đều khắp. tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực thành thị giảm từ 5,54% năm 2000 xuống còn 5,05% năm 2005; hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng tăng từ 76,17% năm 2000 lên 85,5% năm 2004.
Biểu 3.11: Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm chia theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật
Đơn vị tính: người
Tổng số
Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Chưa qua đào tạo CNKT không có bằng CNKT có bằng, có chứng chỉ Sơ cấp Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học trở lên 357493 181029 65292 22318 1690 29955 57209
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt nam năm 2005, trang 223.
Biểu 3.12: Cơ cấu số người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm chia theo nhóm
ngành kinh tế
Đơn vị tính: %
Tổng số Nhóm ngành kinh tế
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp và
xây dựng Dịch vụ
100 36,56 36,76 26,68
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt nam năm 2005, trang 265
Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, việc tăng dân số cơ học đặc biệt là tình trạng lao động ngoại tỉnh về thành phố tìm việc làm ngày càng tăng, nhiều học sinh sinh viên ra trường ngày càng đông làm cho cung lao động vượt quá cầu lao động, gây sức ép lớn cho thành phố trong việc giải quyết việc làm:
Biểu 3.13: Cơ cấu số người từ đủ 15 tuổi trở lên thất nghiệp chia theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật
Tổng số (người)
19052
Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa qua đào tạo CNKT không có bằng CNKT có bằng, có chứng Sơ cấp Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học trở lên
chỉ
12083 431 633 2673 3232
% 63,42 2,62 3,32 14,03 16,96
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam năm 2005, trang 408, 411.
Do vậy thành phố phải tập trung nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. cụ thể:
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trên địa bàn để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp và người chưa có việc làm. Tăng nguồn vốn và hiệu quả quỹ quốc gia giải quyết việc làm.Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2005-2010 để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động hiện có, cần lượng vốn ít nhất khoảng 50 tỷ USD.
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo ra nhiều chỗ việc làm, thu hút ngày càng nhiều lao động thông qua các chính sách phù hợp về tài chính-tín dụng, về áp dụng khoa học-công nghệ...
+ Làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố, mở rộng và tăng quy mô các khu công nghiệp (hiện nay Đà Nẵng có 5 khu công nghiệp và chế xuất, 4 khu CN đã đi vào hoạt động và 1 khu CN đang xây dựng với 189 doanh nghiệp trong nước, 35 DN có vốn đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 30.000 lao động, đó là chưa kể số lượng các đơn vị tư nhân đang đóng trên địa bàn) tăng cường sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu để thu hút lao động và cùng với nó là quá trình đào tạo nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho nhu cầu mở rộng trên.
+ Giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 36,56% năm 2005 xuống 16,8% vào năm 2010. Chuyển dần lao động trong ngành trồng trọt cây lương thực sang trồng cây công nghiệp và chăn nuôi, đẩy mạnh nghề rừng và nghề biển trong đó chú trọng đến nuôi trồng thủy sản. Tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng từ 36,76 năm 2005 lên 44,7% vào năm 2010, trung bình mỗi năm tạo ra thêm 13.303 chỗ việc làm mới trong ngành công nghiệp.
Tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn theo các hướng sau: Đa dạng hóa sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển các hoạt động công nghiệp chế
biến nông lâm thủy sản, phát huy thế mạnh các ngành nghề, làng nghề, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như nước mắm Nam Ô, mỹ nghệ đá Non Nước,..phát triển du lịch sinh thái ở các làng nghề.
+ Mặt khác, giải pháp thiết thực và chủ yếu là thành phố phải tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ lao động phổ thông, trang bị cho họ trình độ nghề nghiệp nhất định để họ có thể tìm được việc làm phù hợp với khả năng và trình độ của mình, làm cho chất lượng chung của NNL tăng lên. Đảm bảo cho trên 90% số lao động trẻ mới gia nhập vào lực lượng lao động xã hội có trình độ văn hóa trên cấp 2, trong đó trên 70-75% đã được đào tạo nghề. Phải đảm bảo được từ 40-45% lao động trong nền kinh tế đã qua đào tạo các khóa đào tạo nghề cơ bản. Cụ thể cơ cấu đào tạo được xác định như sau: 15% trong tổng số là trình độ cao đẳng, đại học còn lại là đào tạo ở bậc công nhân kỹ thuật và trung học nghề.
- Xây dựng và phát triển thị trường sức lao động
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường lao động. Trên thực tế hai vấn đề này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, việc đưa ra những giải pháp để thúc đẩy sự hoạt động của thị trường lao động là một vấn đề bức xúc hiện nay.
Để thúc đẩy thị trường lao động của thành phố hoạt động, cần xây dựng và hoàn thiện các thiết chế cho loại thị trường này:
+ Điều quan trọng đầu tiên là thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố, tạo ra cầu về lao động từ đó thỏa mãn chúng một cách tự động, tiết kiệm và phù hợp nhất;
+Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, vuơn ra thị trường sức lao động ở nước ngoài. Hiện nay, mỗi năm thành phố xuất khẩu được hơn 1.000 lao động sang các nước có nhu cầu về lao động. Việc xuất khẩu lao động là biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi vì khi tiếp xúc và trực tiếp điều khiển những phương tiện kỹ thuật hiện đại góp phần nâng cao trình độ CMKT cho người lao động;
+ Tổ chức tốt các hội chợ lao động và việc làm nhằm tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tuyển dụng được lao động phù hợp với yêu cầu của mình;
+ Xây dựng mạng lưới thông tin thị trường sức lao động từ cấp phường, xã, quận huyện. Củng cố mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm ở các quận, huyện, xây dựng các
trung tâm giới thiệu việc làm tập trung có quy mô lớn và chất lượng ở thành phố, ở các khu công nghiệp và các tập đoàn kinh tế lớn có văn phòng tại Thành phố Đà Nẵng
+ Mặt khác, muốn thu hút được lao động chất lượng cao và hình thành thị trường sức lao động, một vấn đề quyết định là môi trường làm việc và thu nhập phải đặt lên hàng đầu. Hiện nay mặt bằng lương tại Đà Nẵng thường không cao vì vậy hiện tượng chất xám chảy ngược vào các thành phố lớn là chuyện bình thường
+ Coi trọng công tác dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, phát triển các ngành nghề... trên cơ sở đó có sự chuẩn bị NNL cho phù hợp. Hiện nay, một nghịch lý xảy ra là những nghề mà thị trường đang cần như xây dựng, kiến trúc, quản lý, kinh doanh, hóa, phiên dịch tiếng Nhật, Hàn, Trung Quốc thì số lượng đào tạo còn hạn chế trong khi đó một số nghề đã bão hòa như tin, QTKD... thì lại thu hút số lượng lớn người vào học, vì vậy công tác tư vấn dự báo nghề trong tương lai rất là quan trọng nếu không tình trạng” thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa” sẽ là bài toán khó cho việc phát triển thị trường sức lao động ở Thành phố Đà Nẵng.