Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu luận văn nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phô đà nẵng (Trang 41 - 42)

triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng cao ở Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng được xác định là trung độ của đất nước, phía Bắc cách thủ đô Hà Nội 764km, phía Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 964km. Đà Nẵng tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Nam và biển Thái Bình Dương. Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,253 km2, chiếm 0,39% diện tích cả nước, có 5 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn) và 2 huyện (huyện Hòa Vang và huyện đảo Trường Sa). Nằm ở vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng nối liền hai miền Bắc và Nam. Mặt khác thành phố Đà Nẵng còn nằm trên trục giao thông Bắc nam về đường bộ (quốc lộ 1A), đường sắt, đường biển, đường hàng không. Quốc lộ 14B nối cảng Tiên Sa với các tỉnh Tây Nguyên và trong tương lai gần nối hệ thống đường xuyên á qua Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan. Myanma. Là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Đông Bắc á. Những năm tới khi thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực Asean thì vị trí địa lý của thành phố cảng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng Duyên Hải, Tây Nguyên, cả nước và với nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần để các ngành kinh tế của thành phố phát triển, tạo lực để thành phố trở thành một trong những trung tâm phát triển của vùng trọng điểm miền Trung. Chính những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, tự nó là sự hấp dẫn NNL chất lượng cao trong cả nước về đây đồng thời cũng là điều kiện để phát triển NNL chất lượng cao nhờ giao lưu với các luồng văn hóa trong nước và văn minh của nước ngoài.

Thành phố Đà Nẵng có vị trí quan trọng ở miền Trung Việt Nam. Về mặt kinh tế, vị trí địa lý, môi trường cảnh quan, khí hậu của Đà Nẵng đã tạo những thuận lợi rất quan trọng để mở rộng giao lưu kinh tế, phát triển nông nghiệp, CN, thương mại dịch vụ, và du lịch

trong nước và quốc tế, phát triển nhanh các lĩnh vực của kinh tế- xã hội, tạo cho Đà Nẵng trở thành vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, là động lực cho cả khu vực phát triển. Như vậy với đặc điểm thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, thành phố Đà Nẵng có lợi thế so sánh rất lớn trong phát triển kinh tế, trong đó tác động và chi phối đến NNL, thể hiện:

- Do thuận lợi về vị trí địa lý, phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông trên các phương tiện, thành phố Đà Nẵng là địa phương có tính thu hút cao đối với các nguồn nhân lực, nhất là nhân lực khoa học kỹ thuật, chuyên môn kỹ thuật cao, nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Thành phố. Nếu biết khai thác và tận dụng thế mạnh này, Thành phố Đà Nẵng sẽ có nhiều cơ hội tập hợp đội ngũ nhân lực tại chỗ mà chi phí đào tạo, tuyển chọn nhân lực ít bị tốn kém, tốn thời gian. Đó là lợi thế so sánh của Thành phố Đà Nẵng so với các địa phương khác.

- Tạo những điều kiện cơ bản để sử dụng có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực. Ta có thể thấy Đà Nẵng có những lợi thế so sánh rất lớn so với các tỉnh thành miền Trung. Cùng một hoạt động công nghiệp như nhau, nhưng do có những vị trí, điều kiện thuận lợi nhất định, tại Đà Nẵng các chi phí cho hoạt động thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thấp.

- Thành phố Đà Nẵng nằm trong hành lang Đông Tây và là cửa ngõ ra vào của cả vùng. Các tuyến đường bộ, cảng biển, các công trình phụ trợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, giao lưu kinh tế trong khu vực và với các nước trong khu vực Đông Bắc á thông qua cảng biển Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu luận văn nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phô đà nẵng (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)