Đào tạo được NNL có chất lượng đã là vấn đề khó khăn và phức tạp, song sử dụng một cách có hiệu quả NNL chất lượng cao lại không dễ, vấn đề sử dụng NNL chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng còn rất lãng phí, tức là chưa khai thác một cách có hiệu quả. ở Thành phố Đà Nẵng hiện nay, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm một phần quan trọng trong NNL của Thành phố, song vẫn còn tồn tại nạn thất nghiệp. Theo kết quả điều tra tháng 8/2006 của Sở lao động và thương binh xã hội thành phố, tỷ lệ thất nghiệp tính chung là 4,93%, nếu tính riêng khu vực thành thị là 5,06%; tỷ lệ này được tính trên cơ sở tỷ lệ thất nghiệp của từng đơn vị quận, huyện như sau:
Biểu 2.19: Tỷ lệ thất nghiệp theo quận, huyện
Đơn vị tính: %
Năm 2005 Năm 2006
Tỷ lệ chung 4,85 4,93
Tính riêng khu vực thành thị 5,05 5,06
Thanh Khê 5,00 6,01 Hải Châu 4,49 4,38 Sơn Trà 6,13 5,16 Ngũ Hành Sơn 3,03 5,04 Cẩm Lệ 5,07 5,06 Hòa Vang 3,29 4,11
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm thành phố Đà Năng năm 2006, Sở Lao động thành phố Đà Năng, trang 18.
Trong khi đó người thất nghiệp phân theo trình độ CMKT là 18910/182420 chiếm 10,36% nguồn lao động có trinh độ CMKT, trong đó đại học, cao đẳng chiếm 4,36%.
Đáng chú ý, việc sử dụng NNL có trình độ CMKT cũng đang còn nhiều vấn đề bức xúc: là tình trạng thiếu nhân lực được đào tạo, nhất là nhân lực có trình độ cao tập trung nhiều nhất trong các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, hóa, quản lý, kinh doanh, phiên dịch tiếng Hàn, Nhật, Trung Quốc. Chính vì vậy năm 2006, ủy ban nhân dânThành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa 9 ngành ưu tiên tiếp nhận người tài đó là: CNTT, điện tử viễn thông, y tế(bác sỹ, dược sỹ, cử nhân kỹ thuật, cử nhân điều dưỡng), các ngành quản lý đô thị (xây dựng, kiến trúc, giao thông), hành chính công, luật, tài chính kế toán, du lịch, ngữ văn báo chí, ngoại ngữ (tiếng Nhật, Hàn, Thái Lan, Trung Quốc). thứ hai, là cơ cấu nhân lực được đào tạo còn bất hợp lý dẫn đến tình trạng vừa thiếu NNL đã qua đào tạo một cách tuyệt đối, lại vừa thừa một cách tương đối. Trong thực tế, nhiều người qua đào tạo phải chấp nhận làm không đúng ngành nghề, gây lãng phí cho gia đình và xã hội.
Việc phân bố nguồn nhân lực có trình độ CMKT chưa hợp lý, nguồn nhân lực có chất lượng cao chủ yếu tập trung ở các quận nội thành, trong khi đó các huyện, quận vùng ngoại ô lại rất thiếu. NNL chất lượng cao chủ yếu tập trung ở ngành Giáo dục và Đào tạo (chủ yếu là các trường trung ương quản lý), trong khi đó lĩnh vực sản xuất lai rất ít.Việc phân bổ nguồn nhân lực có trình độ CMKT cũng còn nhiều bất hợp lý theo quận huyện, chẳng hạn ở quận Cẩm Lệ chiếm 7,90%; Ngũ Hành Sơn chiếm 7,15%, ở huyện Hòa Vang là 12,89% trong khi đó ở quân Hải Châu là 24,37%.
Mặt khác, để kích thích quá trình tự đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thì đòn bẩy tiền lương là công cụ quan trọng và hiệu quả, song vấn đề tiền lương vẫn còn nhiều vấn đề bất hợp lý. Mặt bằng thu nhập đối với lao động có trình độ đại học mới ra trường ở
Đà Nẵng hiện nay khoảng 800.000 đồng - 1 triệu đồng, riêng đối với lao động có kinh nghiệm được trả từ 1- 1,8 triệu đồng/tháng nhưng số lượng tuyển cũng không được nhiều, và đó cũng là một trong những nguyên nhân có nhiều sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi đã làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, những bất hợp lý về tiền lương vẫn đang tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng hoạt động của NNL chất lượng cao.
2.2.3.3.Về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài để sử dụng
Trong những năm qua thành phố đã có nhiều chính sách đặc biệt để khuyến khích thu hút nhân tài, tao điều kiện và môi trường thuận lợi cho người tài phát huy năng lực của mình. Đó là các chính sách, chế độ đãi ngộ ban đầu đối với những người có trình độ cao tự