Khuyến nghị chính sách vĩ mô

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính nhìn từ giác độ tự do hóa tài chính mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho việt nam (Trang 59 - 60)

e. Toàn cầu hóa – Nguyên nhân sâu xa của cuộc đại khủng hoảng 2008

3.2.2. Khuyến nghị chính sách vĩ mô

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: Cần đưa ra các chính sách dựa trên nền tảng tổng cầu của nền kinh tế để tránh việc thừa thãi quá trong tín dụng nội địa và rút ngắn sự lệ thuộc vào tín dụng nước ngoài. Bài học từ cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997, việc chính phủ Thái Lan cố gắng mở rộng chu kỳ tăng trưởng, nhưng lại sử dụng những khuyến khích tài khóa, thay vì tăng sản lượng dẫn tới nhập khẩu tăng nhanh và việc tháo chạy của các dòng tiền trong cán cân tài khoản vốn đã làm yếu đi các cân thanh toán trong nước và tăng áp lực nên sự ổn định chung. Mặt khác kiểm soát cung tiền M2, để kiểm soát được yếu tố này thì cần có thể sử dụng tỉ lệ dự trữ bắt buộc hợp lý. Vì tổng phương tiện thanh toán M2 có xu hướng gia tăng nên việc điều hành công cụ tỉ lệ dự dữ bắt buộc theo xu hướng tăng dần chỉ tiêu này là điều nên làm.

Chính sách dự trữ ngoại hối: Sự lưu chuyển vốn trong quá trình hội nhập kinh tế ngày càng lớn do đó chính sách về dự trữ ngoại hối cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mức dự trữ ngoại hối tối ưu không chỉ gắn liền với việc nhập khẩu mà phải được xem xét trong mối tương quan với các dòng vốn chảy vào. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng dự trữ ngoại hối trong giai đoạn 2000 – 2011 luôn được đảm bảo duy trì và mức độ tăng ổn định qua các năm, tuy nhiên khi liên hệ với chỉ tiêu M2 để có được tỷ số M2/Dự trữ ngoại hối thì tỷ số này lại không duy trì được mức độ tốt. Do đó một mặt NHNN phải đưa một mức lãi suất nhất định để hấp thụ sự gia tăng thanh khoản quá mức, tức là đưa ra mức lãi suất vừa đủ đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn cho nền kinh tế. Mặt khác NHNN nên tạo tiền trên dự trữ ngoại hối mà nó thu được.

Chính sách về tỷ giá hối đoái: Để cải thiện tình hình nhập siêu của Việt Nam thì việc dự trữ ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái phải theo hướng phù hợp. Chính sách tỷ giá chỉ có hiệu quả khi được kết hợp hài hòa với cách chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp khác. Trước khi tiến hành nới lỏng tỷ giá nhằm hướng đến thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam nên triển khai các biện pháp như tự do hóa hoạt động ngoại thương, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,… tạo nên một tiền đề tốt cho các giao dịch vãng lai. Phá giá đồng tiền cần được kết hợp và đi liền với khả năng kiểm soát vốn tốt.

Quản lý tài khoản vốn: Việc tự do hóa tài khoản vốn giúp cho các tổ chức tài chính có cơ hội tiếp cận với các khoản tiết kiệm nước ngoài giá rẻ, nhưng cũng có thể gây ra mất cân đối trong bảng cân đối tài sản có và nợ. Dòng lưu chuyển vốn tự do quá mức có thể là nguy hiểm nếu nền tảng nguyên tắc và chính sách giám sát

yếu kém và nếu khu vực tài chính và khu vực phụ trợ không thể quản lý được rủi ro một cách đáng tin cậy. Vì thế tự do hóa tài khoản vốn sẽ là nguyên nhân lớn dẫn đến khủng hoảng, vì vậy Việt Nam cần phải xây dự một trình tự tự do hóa các tài khoản vốn hợp lý phù hợp với từng giai đoạn của hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính nhìn từ giác độ tự do hóa tài chính mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho việt nam (Trang 59 - 60)