e. Toàn cầu hóa – Nguyên nhân sâu xa của cuộc đại khủng hoảng 2008
3.1. Khuyến nghị xây dựng trình tự tự do hóa tài chính an toàn
Qua kết quả mô hình cảnh báo sớm, nhóm nghiên cứu nhận thấy một số biến đầu vào thường xuyên phát ra tín hiệu nguy cơ khủng hoảng như M2 là biến số có tín hiệu phát ra nhiều nhất qua các năm, hầu như năm nào biến số này đều phát ra tín hiệu khủng hoảng, M2/Dự trữ ngoại hối, nhập khẩu, tín dụng nội địa/GDP, lãi suất tiền gửi thực cũng là các biến số phát ra tín hiệu khủng hoảng khá nhiều. Các biến số không thường xuyên phát ra tín hiệu khủng hoảng là: sản lượng thực, tổng tiền gửi ngân hàng, lãi suất cho vay/lãi suất tiền gửi11.
Điều đặc biệt là các biến số thường xuyên phát ra tín hiệu khủng hoảng đa phần là các biến số liên quan đến tự do hóa tài chính. Tự do hóa tài chính mang lại rất nhiều mặt lợi và thực sự cần thiết cho mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu vào kinh tế thế giới nhưng bên cạnh đó tiềm ẩn những bất ổn mà nhiều người vẫn nhìn nhận như là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ, khủng hoảng tài chính như đã từng xảy ra ở Mexico năm 1994 - 1995, Thái Lan và một số nước châu Á vào năm 1997.
Vì vậy, nhiều quốc gia đều lựa chọn cho mình một trình tự tự do hóa tài chính theo điều kiện kinh tế - chính trị mỗi nước, nhằm tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Để tìm ra bước đi và trình tự tự do hóa tài chính một cách hiệu quả, cần nghiên cứu để giải quyết hàng loạt vấn đề như: chính sách và phương thức bù đắp thiếu hụt ngân sách, chính sách lãi suất, tín dụng chỉ định, phát triển và sắp xếp lại tổ chức, chính sách tài chính với bên ngoài, sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài vào thị trường tài chính nội địa, sự luân chuyển của các dòng vốn...
Bộ chỉ số cảnh báo khủng hoảng cho thấy ở nước ta vấn đề tự do hóa tài chính còn nhiều điểm bất ổn. Tự do hóa tài chính không phải chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn, mà phải thực hiện theo trình tự an toàn.
Sau đây là trình tự tự do hóa tài chính được một số nhà kinh tế chấp nhận:
Quản lý tỷ giá hối đoái
Giảm thâm hụt ngân sách là bước đi đầu tiên cần thiết. Thâm hụt ngân sách không được giảm thì tự do hóa tài chính càng dẫn tới bất ổn định và cuối cùng sẽ bị đảo ngược.
Tự do hóa tài chính có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bằng cách gia tăng về lượng và hiệu quả vốn đầu tư. Tuy nhiên, lượng vốn gia tăng phải được phân bổ trên cơ sở các tín hiệu đúng về giá vào những ngành có lợi thế so sánh và suất sinh lợi xã hội cao. Do vậy cải cách thương mại phải được tiến hành song song để giảm thiểu những biến dạng về giá do các rào cản thương mại gây ra.
Lý do cải cách thương mại phải được thực hiện trước việc nới lỏng kiểm soát ngoại hối và cải cách tài khoản vốn là tự do hóa tài khoản vốn thường dẫn tới dòng vồn chảy vào, rồi làm tăng đột ngột và tỷ giá hối đoái bị lên giá. Động thái này tạo ra các tín hiệu giá mâu thuẫn với cải cách thương mại: Tỷ giá hối đoái lên giá làm suy giảm khu vực xuất khẩu trong khi cải cách thương mại là để tăng cường khu vực này.
Quản lý tỷ giá hối đoái là nhiệm vụ cần được tiến hành trong suốt quá trình tự do hóa với vai trò vừa là công cụ, vừa là mục tiêu. Việc lựa chọn cơ chế tỷ giá
Tự do hóa tài chính Giảm dự trữ bắt buộc Bỏ kiểm soát lãi suất Đa dạng hóa sở hữu Tăng cạnh tranh Bỏ tín dụng chỉ định Giảm thâm hụt ngân sách
Cải cách thương mại
Cải cách tài khoản vốn
hối đoái (thả nổi, cố định, biên độ giao động thay đổi,…) tùy thuộc vào tình hình kinh tế cũng như bước đi cụ thể đang tiến hành trong quá trình cải cách.
Qua đó nhóm nghiên cứu xin mạnh dạn đề xuất một trình tự tự do hóa tài chính an toàn như sau:
Bảng 3.1: Trình tự tự do hóa tài chính nhóm nghiên cứu đề xuất
Giai đoạn Nội dung thực hiện
Khởi động
- Kiềm chế thâm hụt ngân sách
- Ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng ưu tiên tăng trưởng bên cạnh điều chỉnh tỷ lệ lạm phát thấp nhất ở mức có thể
- Chính phủ thu hẹp dần các chương trình tín dụng có chỉ đạo, đồng thời điều chỉnh mô hình và mức lãi suất cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính, thủ tục thực hiện hợp đồng yêu cầu công khai hóa tài chính, cơ cấu quy định thận trọng và giám sát, khuyến khích tự chủ trong các tổ chức tài chính
- Giảm thiểu nợ xấu, nợ khó đòi của doanh nghiệp nhà nước và nâng cao khả năng cạnh tranh cho khu vực này
- Nâng cao hiệu quả của khu vực kinh doanh thông qua tự do hóa thương mại và công nghiệp
- Khuyến khích, tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, từng bước nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu nói chung và hàng công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao nói riêng cũng như hàng công nghệ cao. Đồng thời, tiến tới giảm dần xuất khẩu các loại hàng hóa nguyên liệu thô hay sơ chế
Đẩy mạnh
- Khuyến khích thị trường tài chính phát triển cạnh tranh công bằng
- Chuẩn bị cho mở cửa thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO và AFTA. Chính sách thuế phải minh bạch, từng bước đơn giản hóa hệ thống thuế quan, không nên để quá nhiều mức thuế trong biểu thuế. Cùng với đó, cần đơn giản hóa thủ tục hải quan; đơn giản thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, mở rộng hơn nữa các đối tượng được phép tham gia xuất nhập khẩu
- Khuyến khích FDI
Hoàn thành
- Tự do hóa lãi suất hoàn toàn
- Xóa bỏ hoàn toàn tín dụng theo chỉ định
- Cải cách tài khoản vốn theo hướng nới lỏng có quản lý - Thúc đẩy khuyên khích đầu tư nước ngoài vào nước
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu thì hiện nay nước ta vẫn chỉ đang ở trong giai đoạn khởi động, và hơn nữa, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa, chúng ta cần cố gắng xây dựng một hệ thống chính sách an toàn cho quá trình tự do hóa để từ đó có thể không rơi vào khủng hoảng như một vài nước đã xảy ra. Toàn cầu hóa như là sức gió và sức nước, chúng ta chỉ nên lợi dụng nó chứ không được phụ thuộc hoàn toàn vào nó.