Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính nhìn từ giác độ tự do hóa tài chính mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho việt nam (Trang 45 - 50)

e. Toàn cầu hóa – Nguyên nhân sâu xa của cuộc đại khủng hoảng 2008

2.2.4. Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Sau khi tính toán được chuỗi chỉ số cảnh báo khủng hoảng tài chính cho Việt Nam từ 1998 – 2012, Về cơ bản thì chuỗi chỉ số khủng hoảng khá sát với thực tế, đặc biệt ở những năm 2008 bắt đầu chỉ số cảnh báo khủng hoảng tăng cao và đạt đỉnh ở năm 2009. Đó là thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra và tất nhiên Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc đại khủng hoảng này. Một cách cụ thể, nhóm nghiên cứu chia nhỏ nhũng khoảng thời gian để lý giải như sau.

Giai đoạn 1998 – 2001

Sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997, mặc dù Việt Nam không bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này nhưng khoảng thời gian này nền kinh tế thế giới cũng lâm vào khó khăn lớn, chính vì vậy nền kinh tế Việt Nam cũng đi vào suy thoái, tốc độ tăng trường GDP năm 1998 – 1999 giảm mạnh. Tăng trưởng GDP năm 1998 là 5,8% và chạm đáy 4.8% trong năm 1999 báo hiệu một tín hiệu khủng hoảng.

Giai đoạn 2002 - 2007

Một vài năm sau cuộc khủng hoảng 1997, kinh tế thế giới phục hồi và nhờ với chính sách mới và nhiều cải cách mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi tốc độ tăng trưởng, giai đoạn 2002 – 2004 là những năm bản lề của nền kinh tế sau khủng hoảng. Việc nền kinh tế bắt đầu khôi phục lấy lại đà tăng trưởng nhanh đã làm giảm chỉ số cảnh báo khủng hoảng. Nền kinh tế Việt Nam sau nhiều năm mở cửa đã có mức tăng trưởng GDP trung bình trên 8%, kim ngạch xuất khẩu, FDI cùng các chỉ số khác luôn đạt mức cao ấn tượng nên giai đoạn này chỉ số cảnh báo khủng hoảng thấp cho thấy sự phù hợp của các chỉ số.

Giai đoạn 2008 – 2010

Năm 2008, khủng hoảng toàn cầu bùng nổ thực sự, Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này nhưng gián tiếp bị ảnh hưởng. Nền kinh tế của các đầu tàu thế giới suy thoái và tính toàn cầu hóa kéo theo tín hiệu cảnh báo khủng hoảng toàn cầu mà trong đó có Việt Nam. Ở giai đoạn này, chỉ số cảnh báo khủng hoảng tăng vọt lên cao và đạt đỉnh vào năm 2009.

Chỉ số khủng hoảng tăng cao có thể được lý giải bởi những nguyên nhân sau đây:

- Hệ thống tài chính: Lợi nhuận nhiều NH bị giảm sút, nợ xấu tăng lên, nguy cơ trong một thời gian ngắn vài năm Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.

- Xuất khẩu giảm: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm do cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ đang trượt dốc, mặt khác hàng hóa Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hóa Mỹ trong khi đó Mỹ lại là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong giai đoạn đó (chiếm khoảng 20 – 21% kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ suy giảm làm ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam trong những năm 2008, 2009 và cả năm 2010 nếu như nền kinh tế Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

- Về bất động sản: Cuối năm 2007 tình trạng đầu cơ BĐS đã đẩy giá BĐS lên cao quá cao so với giá trị thực. Thị trường lên cơn sốt ảo, cầu ảo tăng cao. Sang các năm 2008 và 2009 nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, buộc người dân giảm chi tiêu, thị trường BĐS đóng bằng, các doanh nghiệp BĐS không bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao do chính sách tiền tệ thắt chặt làm lãi suất ngân hàng tăng cao, nhất là cuối năm 2008. Đầu năm 2008 bong bóng bất động sản Việt Nam vỡ, giá BĐS giảm kéo theo tài sản ngân hàng giảm, nợ xấu tăng cao làm cho cơ cấu vốn của NHĐT thương mại rơi vào tình thế bất lợi.

Hộp 2: Các dấu hiệu khủng hoảng ở Việt Nam trong năm 2008 nhìn từ cuộc

khủng hoảng tài chính Châu Á 1997

Năm 2008 lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tài chính. Các chỉ số kinh tế vĩ mô liên tục xấu đi một cách nhanh chóng và dường như các nhà hoạch định chính sách của chúng ta đã khá lúng túng vì thiếu kinh nghiệm để đối phó với những tình huống này.

Trong mười triệu chứng kinh tế vĩ mô dẫn đến khủng hoảng tài chính của các quốc gia Đông Á năm 1997, Việt Nam đã hàm chứa 8 dấu hiệu. Liệu lịch sử có lặp lại?

Các triệu chứng Việt Nam

Thâm hụt tài khoản vãng lại Bong bóng tài sản

Vay ngoại tệ không phòng ngừa Hệ số ICOR cao

Đầu tư công kém hiệu quả

Kiểm soát bất cẩn đối với hệ thống ngân hàng Nợ xấu cao

Vay nợ chéo trong tập đoàn Nợ nước ngoài ngắn hạn Tự do hóa tài khoản vốn

Có Có Có Có Có Có Có Có Không Không

(Nguồn: Trích báo cáo “ lựa chọn thành công – Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam”, Chương trình Châu Á, Đại học Havard, Mỹ [13])

Giai đoạn từ 2011 – nay

Năm 2011: chỉ số cảnh báo khủng hoảng giảm còn mức khá thấp. Đây là tín hiệu rất đúng vì có lẽ nhận thức được bài học từ cuộc đại khủng hoảng toàn cầu nên với sự nỗ lực của chính sách nhà nước được thể hiện qua Nghị quyết 11 đã thành công trong việc chặn đứng nguy cơ bất ổn định và giúp chính phủ khôi phục được uy tín về điều hành kinh tế.

Tổng quan chung năm 2011, cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện, tăng trưởng GDP được duy trì ổn định ở mức độ thấp nhưng lạm phát được kìm chế, ổn

định kinh tế vĩ mô vì chính sách tài khóa thắt chặt được thực hiện trong suốt năm 2011. Trong đó cắt giảm đầu tư công và bội chi ngân sách là mục tiêu hàng đầu. Từ tất cả những nguyên nhân dó dẫn đến chỉ số cảnh báo năm 2011 sụt giảm một cách đáng kể.

Nguyên nhân đầu tiên làm giảm chỉ số cảnh báo khủng hoảng năm 2011 đó chính là do chính sách tiền tệ oằn lưng thất chặt. Nhìn lại 15 năm qua, tăng trưởng M2 luôn cao hơn tăng trưởng GDP từ 3 - 4 lần. Năm 2011, tỷ lệ này là 1,67. Đây là chỉ số báo hiệu tích cực bởi nền kinh tế chỉ cần cung cấp 1,67 đồng tín dụng để có được 1 đồng tăng trưởng GDP. Nói cách khác là giá của sự tăng trưởng rẻ đi, không còn quá đắt như giai đoạn 1996 – 2010. Tỷ lệ này được duy trì dẫn đến nền kinh tế được vận hành hiệu quả hơn trước.

Nguồn: “báo cáo kinh tế Việt Nam 2011 và triển vọng 2012”, Công ty Cổ phần Chứng Khoán Mirae Asset (Việt Nam)

Hình 2.3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và cung tiền M2

Mặt khác, trong năm 2011 tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 bị xiết mạnh. So sánh với các năm trước, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam liên tục tăng cao (từ 30% đến 50%) tổng dư nợ vào khoảng 130% GDP. Vì vậy ta có thể nhận thấy rõ ràng là chính sách tiền tệ nới lỏng trong những năm trước là nguyên nhân gây ra bùng nổ lạm phát và là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số cảnh báo khủng hoảng tăng cao ở giai đoạn này. Với quan điểm ưu tiên là kiềm chế lạm phát, NHNN đã điều chỉnh chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 từ 23% xuống còn dưới 20% và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) từ 21-24% xuống còn

15 -16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (tăng trưởng tín dụng 2010 ở mức 32% và cung tiền tăng 33

Nguồn: “báo cáo kinh tế Việt Nam 2011 và triển vọng 2012”, Công ty Cổ phần Chứng Khoán Mirae Asset (Việt Nam)

Hình 2.4: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền thu hẹp với tốc độ nhanh trong năm 2011

Năm 2012: chỉ số cảnh báo khủng hoảng tài chính Việt Nam được nhóm nghiên cứu tính toán ra bằng 0, điều này có thể chưa chính xác bởi lẽ năm 2012 là một trong những năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với món nợ xấu ngân hàng cao nhất từ trước đến nay. Nhưng 2012 cũng đánh dấu một số thành công nhất định trong chính sách điều tiết vĩ mô. Trước hết là lạm phát được đánh giá là khống chế hiệu quả. Lĩnh vực thứ hai là thặng dư thương mại, Việt Nam đã có cán cân thương mại dương 284 triệu đô-la và đây là con số dương Việt Nam đạt được sau đúng 20 năm. Ngoài ra, các chỉ tiêu như dự trữ ngoại hối cũng được cải thiện đáng kể và đồng tiền Việt Nam cũng từng bước ổn định. Vì vậy để lý giải cho chỉ số cảnh báo khủng hoảng bằng 0 ở thời điểm này theo nhóm nghiên cứu có thể đã bỏ sót một vài biến số phát ra tín hiệu khủng hoảng và một vài thiếu sót do thu thập số liệu.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính nhìn từ giác độ tự do hóa tài chính mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)