Những hạn chế của mô hình

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính nhìn từ giác độ tự do hóa tài chính mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho việt nam (Trang 53 - 55)

e. Toàn cầu hóa – Nguyên nhân sâu xa của cuộc đại khủng hoảng 2008

2.2.7. Những hạn chế của mô hình

Do gặp khó khăn trong việc tìm số liệu: có những số liệu nhóm nghiên cứu đã phải mất rất nhiều công sức để thu thập từ các báo cáo kinh tế hàng năm của các tổ chức từ IMF hoặc các tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Nguồn số liệu thu được có thể có sai sót về mặt kĩ thuật, nhưng không phải là nhiều. Vì vậy mô hình dự báo đưa ra có thể không được chính xác hoàn toàn. Hơn nữa số liệu nhóm nghiên cứu chỉ thu thập được theo năm nên việc cảnh báo có thể chưa được cụ thể. Mô hình này sẽ hiệu quả hơn nếu dữ liệu sử dụng là hàng quý hoặc có thể tốt hơn nữa nếu như sử dụng dữ liệu hàng tháng. Vì vậy cần phải có một trung tâm chuyên xây dựng bộ số liệu cho hệ thống cảnh báo thì sẽ đưa ra được mức cảnh báo chất lượng nhất.

Nhiều khi mô hình dự báo chịu bất lực: Do tính chất phức tạp của nền kinh tế nên cho dù là mô hình dự báo nào đi nữa thì cũng gặp những sai sót lớn. Điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến cho giới nghiên cứu kinh tế nhận rất nhiều lời chỉ trích về khả năng nhìn nhận, kiểm soát các chu kỳ kinh tế cũng như khả năng dự báo những cuộc khủng hoảng. Đáng buồn thay, bị chỉ trích nhiều nhất lại là những vị giáo sư kinh tế nổi tiếng. Chẳng hạn, năm 2008 Olivier Blanchard đã tuyên bố: “Tình hình vĩ mô vẫn ổn”; năm 2004 Alan Greenspan, khi ấy là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, tuyên bố: “Không thể có tình trạng giá cả bị bóp méo nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc”; thậm chí, Ben Bernanke từng nói vào năm 2005 rằng: “Giá nhà tăng chủ yếu do nền tảng kinh tế vững chắc”. Tính chất phức tạp và không lường trước của nền kinh tế đã khiến cho những vị giáo sư nổi tiếng nhất cũng phải chịu búa rìu dư luận vì đã đánh giá, dự báo sai về những cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến cho giới nghiên cứu kinh tế nhận rất nhiều lời chỉ trích về khả năng nhìn nhận, kiểm soát các chu kỳ kinh tế cũng như khả năng dự báo những cuộc khủng hoảng.

Có hai nguyên nhân khiến dự báo bị sai9:

 Thứ nhất là con người thường thay đổi hành vi và quan sát tin tức. Nếu các nhà kinh tế dự báo khủng hoảng sẽ diễn ra vào năm 2013 và những dự báo đó được công bố rộng rãi thì doanh nghiệp sẽ hủy các kế hoạch đầu tư và người dân sẽ hạn chế chi tiêu vì sợ thất nghiệp. Do đó, khủng hoảng sẽ xuất hiện ngay bây giờ chứ không phải năm tới.

 Thứ hai, nền kinh tế là một cơ chế phức tạp bao gồm nhiều thành phần hoạt động. Các nhà kinh tế không thể thực hiện các thí nghiệm kiểu thời gian thực giống như các nhà khoa học thường làm, ví dụ như mô phỏng nền kinh tế này với lãi suất cao và một nền kinh tế khác với lãi suất thấp. Không có cách nào để tách biệt các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng. Tháng 9 năm 2009, Paul Krugman, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Kinh tế 2008 đã nhìn nhận các khiếm khuyết của giới kinh tế học. “Giới kinh tế học lạc lối vì họ, với hàng tá phương trình toán học hấp dẫn trong tay, đã nhầm lẫn giữa cái đẹp và sự thật”.10

Vì vậy thật là khó khăn để xây dựng lên một mô hình cảnh báo. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, khủng hoảng bùng nổ có thể chắc chắn không dự báo chính xác được nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dự báo được các tác nhân gây mất cân bằng trong tài chính từ đó có thể giúp các nhà làm chính sách có thể hoạch định những chính sách tốt hơn.

Các mô hình toán sử dụng trong dự báo từ trước đến nay có thể nói là rất nhiều, thành công cũng có mà thất bại thì cũng không ít. Bởi lẽ ngoài các tác nhân tài chính còn có các tác nhân phi tài chính, đó là những động cơ không liên quan đến tài chính mà trên thế giới đang có một nhóm trường phái kinh tế được biết đến là “kinh tế học hành vi” đang bắt đầu khắc phục những thiếu sót ấy.

Do đó hướng nghiên cứu tiếp theo có thể dựa trên các hành vi phi tài chính để đánh giá khả năng khủng hoảng như các yếu tố về thể chế, chính trị, tôn giáo,tâm lý con người,… Sự kết hợp giữa hai yếu tố tài chính và phi tài chính chắc chắn sẽ cho một kết quả dự báo chính xác hơn rất nhiều.

(9)Theo The Economist

CHƯƠNG 3

KHUYẾN NGHỊ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM XÁC

SUẤT VIỆT NAM RƠI VÀO KHỦNG HOẢNG TÀI

CHÍNH

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính nhìn từ giác độ tự do hóa tài chính mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)