PHẦN CHUẨN BỊ: I Mục tiêu bài học:

Một phần của tài liệu Giao an địa 7 (Trang 25 - 26)

I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học học sinh cần: 1. Kiến thức:

- Nắm được các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng “ Làm nương rẫy, thâm canh lúa nước, sản xuất hàng hoá theo qui mô lớn”

- Nắm được mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và sự phân bố dân cư. 2. Kĩ năng:

- Nâng cao kĩ năng phân tích tranh ảnh địa lí. - Rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ mối quan hệ. II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

- Bản đồ dân cư, bản đồ nông nghiệp Châu Á hoặc ĐNÁ. - Ảnh ba hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng. - Các hình ảnh về thâm canh lúa nước.

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ (5P):

? Hãy xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa. Nêu đặc điểm khí hậu, với

đặc điểm khí hậu như vậy thích hợp với những loại cây trồng nào?

- Nằm ở khu vực Đông Nam Á.

- Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường. - thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp nhệt đới. 2. Bài mới:

- Đới nóng là nơi phát triển sản xuất nông nghiệp lớn nhất của thế giới. Là cái nôi của ngành trồng trọt. Đới nóng có nhiều hình thức canh tác trong nông nghiệp. Mỗi hình thức lại phù hợp với một dạng địa hình và khí hậu đặc trưng, tập quán và trình độ sản xuất nông nghiệp của từng địa phương. Vậy ở đới nóng có những hình thức canh tác trong nông nghiệp nào. Bài mới.

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H8.1 SGK

? Hãy miêu tả quang cảnh trong H 8.1?

- HS: Lửa đang cháy trong những cánh rừng…… - GV: Đó là quang cảnh đốt nương làm rẫy đặc biệt là của các đồng bào dân tộc miền núi…..

? Theo em hình thức canh tác nông nghiệp làm nương rẫy xuất hiện từ bao giờ?

? Dựa vào H 8.1 SGK để canh tác theo hình thức này người ta phải làm những công việc gì?

- HS: Chặt cây đốt rừng tạo ra những khoảng đất trống để trồng trọt.

- VG: Đất bị khai thác triệt để vì vậy củi có thể khai thác từ hai đến ba vụ, đất bị bạ màu, người dân lại tiến hành đốt rừng để làm nương rẫy mới.

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H 8.2 SGK

? Miêu tả hoạt động lao động và công cụ lao động trong H8.2. Đánh giá hiệu quả lao động?

- HS: Công cụ lao động thô sơ, lao động chân tay, hiệu quả năng suất, sản lượng thấp.

? Với cùng một diện tích, rừng có giá trị cao hơn hay nương rẫy có giá trị cao hơn?

- HS: Rừng có giá trị cao hơn nhiều lần so với nương rẫy (đặc biệt là giá trị về môi trường).

- GV: Đó là hình thức canh tác không sử dụng phân bón và sức kéo nên không thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

? Hình thức này chủ yếu được sản xuât ở khu vực địa hình nào. Hãy đánh giá về hình thức canh tác này?

- GV: Vậy hình thức canh tác thứ hai là gì

- GV: Hướng dẫn hs quan sát H 8.4 SGK. Giới thiệu về đường đẳng nhiệt, ranh giới của khu vực có lượng mưa trên 1000mm.

? Khu vực thâm canh lúa nước nằm trong môi trường khí hậu nào?

- HS: Khí hậu gió mùa.

? Tại sao lại nằm trong môi trường đó?

Một phần của tài liệu Giao an địa 7 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w