NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG

Một phần của tài liệu Giao an địa 7 (Trang 38 - 46)

I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức:

* Củng cố các kiến thức thông qua bài tập.

- Đặc điểm của khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. - Các cảnh quan trong môi trường đới nóng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết các môi trường ở đới nóng qua ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu.

- Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ nước sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường.

II. Các phương tiện dạy học cần thiết: - Ảnh các môi trường địa lí ở đới nóng. - Các biểu đồ SGK phóng to.

III. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp trong quá trình thực hành. 2. Bài mới:

- Chúng ta đã tìm hiểu những đặc đặc điểm tự nhiên của môi trường đới nóng, vậy để củng cố lại những kiến thức đã học và các kĩ năng biểu đồ……

(Hoạt động cá nhân)

? Đới nóng được chia thành mấy kiểu môi trường?

- HS: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc.

? Nhắc lại đặc điểm khí hậu của các kiểu môi trường?

- HS:

+ Môi trường xích đạo ẩm: Năng nóng quanh năm,

biên độ nhiệt nhỏ, lượng mưa lớn, phân bố đồng đều quanh năm.

+ Môi trường nhiệt đới: Năng nóng mưa theo mùa (Có thời kì khô hạn)

? Khí hậu có vai trò như thế nào trong việc hình thành cảnh quan tự nhiên?

- HS: Khí hậu có vai trò quuyết định trong việc hình thành cảnh quan tự nhiên.

- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung yêu cầu bài tập1 và qua sát ảnh A,B,C.

? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp và xác định tên các cảnh quan?

- HS: Ảnh A là hoang mạc, ảnh B là xa van, ảnh C là rừng rậm xanh quanh năm.

? Các cảnh quan trên thuộc môi trường nào. Hãy đưa ra lí do chọn?

- HS:

+ A hoang mạc: Khô hạn, nóng……

+ B Nhiệt đới: Nắng nóng, mưa tập trung theo mùa có thhời kì khô hạn.

+ C xích đạo ẩm: Nắng nóng mưa nhiều và đồng đều quanh năm.

THẢO LUẬN NHÓM

? Nhắc lại cách nhận dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong từng kiểu môi trường đã học?

- HS:

+ Môi trường xích đạo ẩm: Đường biểu diễn nhiệt độ trong năm ít trênh lệch trong các tháng, cột biểu thị lượnh mưa cao và tương đối đồng đều.

+ Môi trường nhiệt đới: Đường biểu diễn nhiệt độ óc dự trênh lệch, càng gần chí tuyến sự trênh lệch nhiệt độ càng lớn, có hai lần nhiệt độ tăng cao trong năm. - GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài tập 2 và quan sát ảnh xa van.

? Cảnh quan xa van là đặc trưng ở môi trường nào của đới nóng?

- HS: Xa van là đặc trưng của môi trường nhiệt đới của đới nóng.

- A: Thuộc môi trường hoang mạc.

- B: Thuộc môi trường nhiêt đới.

- C: Thuộc môi trường xích đạo ẩm.

- GV: Hướng dẫn học sinh phân tích ba biểu đồ A,B,C.

- HS: A: Có lượng mưa lớn, Nhiệt độ cao quanh năm, không có tháng khô hạn ( Không phù hợp).

B: Lượng mưa lớn theo mùa có tháng khô hạn ( Phù hợp).

C: Lượng mưa quá ít ( Không phù hợp)

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài tập 3.

? Lưu lượng nước của một con sông phụ thuộc vào yếu tố nào?

- HS: Phụ thuộc vào lượng mưa. Lượng mưa lớn lượng nước lớn và ngược lại.

- GV: Hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ lượng mưa A,B,C và biểu đồ lưu lượng nước sông X, Y.

- HS: A Mưa quanh năm, B thời kì khô hạn kéo dài, C mưa theo mùa.

X có lượng nước lớn quanh năm. Y có một mùa lũ một mùa cạn.

THẢO LUẬN NHÓM - HS: Đọc yêu cầu bài tập 4.

? Nhhiệt độ cao nhất, thấp nhất của biểu đồ A,B,C,D,E?

- HS:

A: 12oC – 22oC.

B: 22oC – 30oC ( có hai lần tăng cao). C: 3oC – 17oC.

D: -13oC – 20oC E: 13oC – 30oC.

? Theo em biểu đồ nào phù hợp với đới nóng. Lí do chọn?

- HS: Biểu đồ B phù hợp với đới nóng. Vì nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 20oC.

- GV: Yêu cầu học sinh phân tích chế độ mưa của môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Biểu đồ B phù hợp với cảnh quan xa van. 3. Bài tập 3. - A Phù hợp với X. - C Phù hợp với Y. 4. Bài tập 4.

- Biểu đồ B thuộc đới nóng.

IV. Đánh giá:

- Đánh giá và có thể cho điểm đối với cá nhân, hoặc các nhóm làm việc tích cựcvà hoàn thành tốt bài thực hành.

V. Hướng dẫn họch sinh học và làm bài ở nhà: - Về nhà ôn tập từ bài 1 đến bài 11.

- Giờ sau ôn tập, chuẩn bị kiểm tra viết 45’.

Ngày soạn: 20/10/07.

Ngày giảng: 23/10/07.

Tiết 13. ÔN TẬP

Phần một: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Phần hai: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ

Chương: I. MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần. 1. Kiến thức:

- Củng cố các kiến thức trong phần một: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Phần hai: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ. Chương. I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện các kĩ năng về biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, đọc và phân tích bảng só liệu. - Thông qua tranh ảnh địa lí nhận biết được các đặc điểm tự nhiên của môi trường đới nóng.

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:

- Lược đồ, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ phù hợp với nội dung từng bài.

- Tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên của các kiểu môi trường ở đới nóng. III. Tiến trình tổ chức bài ôn tập:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Kết hợp trong giờ ôn tập. 2. Nội dung ôn tập:

Phần:1. THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG 1. Dân số:

- Tháp tuổi: Cho biết kết cấu theo độ tuổi, giới tính của dân số.( Số người ở từng độ tuổi, nhóm tuổi. Tổng số nam, nữ ở từng độ tuổi, nhóm tuổi).

- Bùng nổ dân số: Sảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đạt hoặc vượt 2,1%. Nguyên nhân; Đời sống người dân được nâng cao, y tế tiến bộ, tỉ lệ tử giảm nhanh, tỉ lệ sinh vẫn cao như cũ…… tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.

Hậu quả; Vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề xã hội. Đời sống người dân chậm cải thiện.

Hướng khắc phục; Giảm tỉ lệ sinh, phát triển giáo dục, thúc đẩy kinh tế phát triển. 2. Sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới:

- Phân bố dân cư: Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều, tập trung ở một số khu vực.

(Học sinh lên xác định trên bản đồ treo tường các khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới).

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do điều kiện tự nhiên, giao thông thuận lợi…….

- Các chủng tộc:

3.Quần cư, đô thị hoá: - Các hình thức quần cư:

CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI

Môn gô lô it: Châu Á Ơ rô pê ô it: Châu Âu Nê grô it: Châu Phi

- Đô thị hoá:

GV: Hướng dẫn học sinh đọc thuật ngữ đô thị hoá ở phần cuối SGK. ( Xác định vị trí các siêu đô thị trên bản đồ treo tường ).

Phần: 2 CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ. ( MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG ) 1. Vị trí:

( Học sinh xác định trên bản đồ treo tường)

Nằm khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài liên tục thành một dải từ tây sang đông, là nơi có nhiệt độ cao, có gió tín phong hoạt động, có số dân đông, hệ thực động vật phong phú……

2. Môi trường đới nóng gồm:

43

Quần cư nông thôn Mật độ dân số thấp, phân tán. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Quần cư đô thị Mật độ dân số cao, tập trung. Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

MÔI TRƯỜNG

ĐỚI NÓNG

MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM - Vị trí: 5oB – 5oN.

- Khí hậu: Nóng ẩm quanh năm. Biên độ nhiệt nhỏ, lượng mưa lớn 1500mm – 2500mm, độ ẩm trên 80%. - Sinh vật: Phát triển rừng rậm xanh quanh năm, động vật đa dạng.

MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI - Vị trí: 5o – Chí tuyến ở cả hai bán cầu.

- Khí hậu: Nhiệt độ cao quanh năm trên 20oC, lượnh mưa trung bình năm khoảng 500mm – 1500mm, trong năm có thời kì khô hạn 3-9 tháng.( thay đổi theo mùa). - Sinh vật: Thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa – xa van - nửa hoang mạc.

MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA - Vị trí: Nằm ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á.

- Khí hậu: Nhiệt độ(> 20oC) lượng mưa(>1000mm) thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường. - Sinh vật: là khu vực có hệ sinh vật đa dạng nhất ở đới

3. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng:

4. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.

- Môi trường đới nóng phân hoá đa dạng, làm cho hoat động nông nghiệp ở các kiểu môi trường có các đặc điểm khác nhau.

+ Môi trường xích đạo ẩm: Cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, có thể trồng gối vụ xen canh nhiều loại cây nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn như sâu bệnh gây hại cho cây trồng vật nuôi phát triển mạnh.

+ Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa: Cân bố trí mùa vụ, lựa chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp.

Tuy nhiên việc canh tác nông nghiệp ở môi trường đới nóng cần chú ý đến vấn đề môi trường vì đất dễ bị xói mòn rửa trôi và thoái hoá nhanh. Vấn đề quan trọng nhất là cần bảo vệ và trồng rừng.

- Các sản phẩm nông nghiệp ở đới nóng hết sức đa dạng như cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên chăn nuôi nói chung chưa phát triển bằng trồng trọt,

5. Dân số, sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường đới nóng:

( Học sinh xác định các khu vực tập trung đông dân cư ở đới nóng trên bản đồ treo tường)

- Là khu vực tập trung đông dân chiếm khoảng 50% dân số trên thế giới.

- Nguyên nhân: Từ những năm 60 của thế kỉ XX nhiều nước giành được độc lập kinh tế y tế tiến bộ…… Bùng nổ dân số.

- Sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường

44

CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG

Làm nương rẫy - Là hình thức canh tác lạc hậu năng suât, sản lượng thấp. Ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Làm ruộng, thâm canh lúa nước. - Cho phép tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng, thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

Sản xuất nông sản hàng hoá theo qui

mô lớn.

- Là hình thức sản xuất chuyên môn hoá, cho năng suất sản lượng cao, có giá trị

Dân số tăng quá nhanh

6. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng:

- Sự di dân: Do nhiều yếu tố tác động như thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển nghèo đói thiếu việc làm……( là sự di dân tự phát). Ngoài ra còn có hình thức di dân khác đó là hình thức di dân có tổ chức, có kế hoạch để khai hoang xây dựng các vùng kinh tế mới, các khu công nghiệp, phát triển kinh tế vùng núi và ven biển……( là hình thức di dân tích cực).

- Đô thị hoá: ( Học sinh đọc thuật ngư đô thị hoá trong bảng thuật ngữ cuối SGK). Đới nóng có tốc độ đô thị hoá cao.( Xác định các đô thị ở đới nóng trên bản đồ treo tường).

Tốc độ đô thị hoá quá nhanh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với con người và môi trường.

* GV: Hướng dẫn học sinh xem lại nội dung bài thực hành “Tiết: 12” IV. Đánh giá:

- GV: Nhận xét giờ ôn tập. Cho điểm những em tích cực hoạt động đóng góp ý kiến.

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - Học bài theo nội dung đã ôn trong giờ ôn tập. - Tiết 14 Kiểm tra viết 45’.

Ngày soạn: 24/10/07.

Ngày giảng: 26/10/07.

Tiết 14. KIỂM TRA VIẾT 45’

I. Mục tiêu bài học:

- Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức:

- Kiểm tra đáng giá quá trình học ttập của học sinh trong nội dung phần một, hai và chương I.

- Thông qua bài kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh, nhằm điều chỉnh quá trình giảng dạy, học tập của học sinh và giáo viên.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xác định và trả lời đúng câu hỏi.

- Rèn đức tính trung thực thật thà của học sinh trong quá trình làm bài kiểm tra. - Rèn kĩ năng trình bày một vấn đề địa lí.

II. Phương tiện dạy học cần thiết: - GV: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm. - HS: Ôn tập theo nội dung hướng dẫn. III. Tiến trình tổ chức giờ kiểm tra:

1. Ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra sĩ số lớp.

- Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài. 2. Nội dung kiểm tra:

- GV: Phát đề kiểm tra. - Học sinh làm bài. IV. Đánh giá:

- GV: Nhận xét giờ kiểm tra

V. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: - Chuẩn bị trước bài 13 “Môi trường đới ôn hoà”.

Ngày soạn: 23/10/07.

Ngày giảng: 26/10/07.

Một phần của tài liệu Giao an địa 7 (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w