TIÊU CHUẨN 6 QUAN HỆ NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Phiếu đánh giá tiêu chí từ 1-7 (Trang 82 - 87)

2. Những điểm mạnh.

TIÊU CHUẨN 6 QUAN HỆ NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘ

Tiêu chí 1. Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm, hoạt

động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu năm học;

c) Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1.Mô tả hiện trạng:

- Theo quyết định số 11/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 28/03/2008, hàng năm vào đầu năm học, trong cuộc họp cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp được bầu ra với sự tín nhiệm của toàn thể cha mẹ học sinh các lớp. Mỗi lớp gồm 3 người gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 1 uỷ viên.

- Sau đó Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường sẽ được thành lập dựa trên kết quả bầu ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp. [H6.6.01.01]

- Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường gồm 3 người- là trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh một số lớp và được bầu chọn qua đại hội cha mẹ học sinh. - Để kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, mỗi học sinh đều có sổ liên lạc.

- Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để giáo dục học sinh cá biệt. Nhờ đó, một số học sinh cá biệt đã dần dần tiến bộ.

Ở các lớp, giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha mẹ học sinh có kế hoạch biểu dương kịp thời học sinh có kết quả học tập và rèn kuyện tốt sau mỗi học kỳ.

- Tuyên dương kịp thời những gương Người tốt, việc tốt” trước lớp, trước học sinh toàn trường trong các buổi chào cờ.

- Nhà trường đã phối hợp cha mẹ học sinh có kế hoạch giúp đỡ những học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Trường có kế hoạch sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp; mỗi năm 3 lần: Vào đầu năm học, cuối học kỳ I, cuối năm.

2. Những điểm mạnh.

- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu năm học.

- Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường vào đầu năm và cuối mỗi kỳ học để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

3. Những điểm yếu.

Đặc thù con em ở xa trường thuộc nhiều vùng miền, nhiều dân tộc khác nhau, đi lại khó khăn nên Ban đại diện cha mẹ học sinh không có điều kiện họp thường xuyên.

4 Kế hoạch cải tiến chất lượng

Thường xuên phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, trong công tác giáo dục học sinh cũng như việc huy động các nguồn lực để phát triển nhà trường và nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục học sinh.

5. Tự đánh giá: Chưa đạt

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt: Đạt: Đạt:

Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2 Tự đánh giá tiêu chí:

Đạt: Không đạt:

Người viết báo cáo (ghi rõ họ và tên): La Thanh Tuyết

Phòng GD&ĐT huyện Nguyên Bình Trường PTCS Minh Thanh

Nhóm: 6

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ

Tiêu chí 2. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong và

ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục;

b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục;

c) Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

1.Mô tả hiện trạng:

Đầu năm học, nhà trường có kế hoạch cụ thể phối hợp với Đảng uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức phối hợp các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động toàn diện trong nhà trường. Kế hoạch này được triển khai từng tháng, từng học kỳ.

Lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương cùng với nhà trường trao đổi thông tin qua các cuộc trực báo. Qua đó nhà trường tiếp thu sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, lãnh đạo và chính quyền biết được tình hình giáo dục của đơn vị để phối hợp chỉ đạo công tác phát triển giáo dục địa phương ngày càng hiệu quả.

Phối hợp với các đoàn thể địa phương vận động học sinh ra lớp đầu cấp, học sinh bỏ học trở lại trường, cùng với Đoàn Thanh niên xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.

Xây dựng kế hoạch phối hợp trong công tác chống mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Hằng năm y tế địa phương thường có các hoạt động quan tâm đến sức khoẻ của học sinh. Cụ thể là nhà trường phối hợp với y tế phường khám sức khoẻ tổng quát cho học sinh vào đầu năm học và tiêm ngừa…

- Ngoài ra Liên đội trường còn nhiều lần giao lưu văn nghệ trong các dịp lễ lớn.

- Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giữ gìn an toàn giao thông trước cổng trường.

- Các hoạt động chính trị trong nhà trường đều có mặt Đảng uỷ, chính quyền, mặt trận địa phương đóng góp, chỉ đạo.

- Các đợt học tập chính trị, nghị quyết của Đảng bộ tổ chức đầu có sự tham gia của Đảng viên, giáo viên trong trường theo yêu cầu của Đảng bộ.

Nhà trường gần như không nhận được sự hổ trợ vật chất để xây dựng cơ sở vật chất trường học từ đoàn thể, chính quyền địa phương. Việc hổ trợ vật chất rất hạn chế chỉ mang tính chất động viên tinh thần là chính.

- Vì nhiều lý do, địa phương không đủ nguồn lực vật chất để hổ trợ xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.

- Việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường hoàn toàn dựa vào nguồn tài chính của ngành hoặc của phụ huynh học sinh.

2. Những điểm mạnh.

- Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện tốt các hoạt động giáo dục đề ra.

- Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

3. Những điểm yếu:

- Kinh tế địa phương còn gập nhiều khó khăn nên sự ủng hộ về vật chất của các tổ chức đoàn thể doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở ngoài nhà trường còn hạn chế

- Sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể ngoài nhà trường như phòng văn hoá, các đoàn nghệ thuật, TDTT chưa được thường xuyên.

4 Kế hoạch cải tiến chất lượng :

Từ năm học 2009-2010, nhà trường sẽ thường xuyên, chủ động hơn trong việc phối hợp với các đoàn thể ở địa phương tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho HS.

Tiếp tục duy trì tham mưu và tranh thủ sử ủng hộ của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

5. Tự đánh giá: Chưa đạt

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí)

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt: Đạt: Đạt: Không đạt: Không đạt: Không đạt: 5.2. Tự đánh giá tiêu chí:

Đạt: Không đạt:

Người viết báo cáo (ghi rõ họ và tên): La Thanh Tuyết

Phòng GD&ĐT huyện Nguyên Bình Trường PTCS Minh Thanh

Nhóm: 7

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ

Một phần của tài liệu Phiếu đánh giá tiêu chí từ 1-7 (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w