Tiết 24: NGHE – KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN

Một phần của tài liệu Tap lam van lop 3 cuc sốc cua Kim Động (Trang 40 - 45)

I/ Mục đích, yêu cầu:

1.Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chyện, kể lại đúng, tự nhiên.

II/ Đồ dùng dạy – học:

-Tranh minh họa truyện trong SGK. Thêm một chiếc quạt giấy lớn viết một số chữ Hán bằng mực tàu ( nếu có điều kiện).

-Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý trong SGK. III/ Các hoạt động dạy – học:

A/ Kiểm tra bài cũ:

GV gọi 3 HS đọc bài viết “ Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem”. GV nhận xét chấm điểm.

B/ Dạy bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Giới thiệu bài:

Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô kể chuyện về một bà lão bán quạt may mắn. Bà lão gặp ai? Người đó có tài gì? Người đó đã mang lại điều may mắn gì cho bà cụ? Câu chuyện này còn giúp các em biết thêm một từ chỉ người hoạt động nghệ thuật ( nhà thư pháp) bổ sung cho bài mở

rộng vốn từ ( tiết LTVC ) các em vừa học. 2.Hướng dẫn HS nghe – kể chuyện:

a/ Hoạt động 1: HS chuẩn bị

-GV ghi bài tập và các câu hỏi gợi ý lên bảng.

-GV cho HS quan sát tranh minh họa.

b/ Hoạt động 2: GV kể chuyện

-GV kể chuyện ( kể thong thả, thay đổi giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ ngữ: lem luốc ( bị dây bẩn nhiều chỗ); cảnh ngộ (tình trạng không hay mà người ta gặp phải).

-Kể xong lần 1, GV hỏi HS:

+Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?

+Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?

+Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?

-GV kể lần 2, lần 3.

c/ Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện tìm hiểu câu chuyện.

-GV cho HS tập kể chuyện theo nhóm. -GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. -GV cho các nhóm thi kể.

-GV nhận xét và động viên, khuyến khích các em.

-GV hỏi:

+Qua câu chyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?

-1 HS đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý. -HS quan sát tranh minh họa ( Bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt).

-HS lắng nghe.

-Bà lão bán quạt đến nghĩ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà không có cơm ăn. -Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt.

-Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mõt tác phẩm nghệ thuật quý giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-HS chăm chú nghe.

-HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm. -Đại diện các nhóm thi kể => Cả lớp nhận xét cách kể của từng bạn.

-Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ. -HS trả lời => Cả lớp bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất; nhhững bạn chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét chính xác lời kể của

+Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?

-GV chốt lại: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ

– có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Ở nước ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn Miếu, Quốc tử giám (ở thủ đô Hà Nội) có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ.

bạn.

3.Củng cố, dặn dò:

-GV nhận xét tiết học. GV dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

Tiết 25: KỂ VỀ LỄ HỘI

I/ Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng nói:

Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội ( chơi đu và đua thuyền) trong SGK. HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.

II/ Đồ dùng dạy – học:

Hai bức tranh lễ hội trong SGK ( ảnh phóng to – nếu có). Thêm một số tranh, ảnh thể hiện rõ hơn hai lễ hội trên ( nếu sưu tầm được).

III/ Các hoạt động dạy – học: A/ Kiểm tra bài cũ:

2 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn. Trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện. B/ Dạy bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Giới thiệu bài:

GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2.Hướng dẫn HS làm bài tập:

-GV ghi bài tập lên bảng. -GV viết 2 câu hỏi lên bảng:

+Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?

+Những người tham gia lễ hội đang làm gì? -GV yêu cầu HS quan sát kĩ để trả lời câu hỏi.

-GV cho HS thi giới thiệu về nội dung của 2 bức tranh.

-GV nhận xét ( về lời kể, diễn đạt).

-1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.

-Từng cặp HS quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. -HS tiếp nối nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội => Cả lớp nhận xét, bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn.

3.Củng cố, dặn dò:

-GV yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở những điều mình vừa kể.

-GV dặn HS chuẩn bị trước nội dung cho tiết TLV tuần tới ( Kể về một ngày lễ hội mà em biết).

Tiết 26: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I/ Mục đích, yêu cầu:

1.Rèn kĩ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe

hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.

2.Rèn kĩ năng viết: Viết được nững điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.

II/ Đồ dùng dạy – học:

-Bảng phụ viết sẵn những câu hỏi gợi ý của bài tập 1. III/ Các hoạt động dạy – học:

A/ Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra 2 HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở bài TLV miệng tuần 25.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Giới thiệu bài:

Trong tiết TLV tuần 25, các em đã tập kể về một lễ hội theo ảnh. Trong tiết học này, các em sẽ kể về một ngày lễ hội mà em biết. 2.Hướng dẫn HS kể:

a/ Hoạt động 1: Bài tập 1 (kể miệng)

-GV treo bảng phụ viết sẵn những câu hỏi gợi ý của bài tập 1 lên bảng.

-GV hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào? -GV nhắc HS:

+Bài tập yêu cầu kể về 1 ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội ( VD: lể hội kỉ niệm một vị thánh có công với làng, với nước: hội Gióng, hội Đền Kiếp Bạc…)

+Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem tivi, xem phim…

+Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.

-GV cho HS làm mẫu ( theo 6 gợi ý). -GV nhận xét.

-GV cho HS thi kể. -GV nhận xét.

b/ Hoạt động 2: Bài tập 2 (kể viết) -GV ghi bài tập 2 lên bảng.

-GV nhắc HS chú ý: Chỉ viết những điều các em vừa kể những trò vui trong ngày hội. Viết thành 1 đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu. -GV giúp đỡ những HS kém.

-GV gọi HS đọc bài viết.

-GV nhận xét và chấm điểm một số bài làm tốt.

-1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý.

-Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi.

-1 HS giỏi kể mẫu.

-HS nối tiếp nhau thi kể => cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay hấp dẫn người nghe.

-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

-HS viết bài.

-6 HS đọc bài viết => Cả lớp nhận xét.

-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em có ý thức học tập tốt, nhắc nhở những em chưa cố gắng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-GV nhắc HS về nhà xem lại bài viết.

Tiết 27: KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Một phần của tài liệu Tap lam van lop 3 cuc sốc cua Kim Động (Trang 40 - 45)