I/Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Uûng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
2.Rèn kĩ năng viết: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp ( viết thành câu), rõ ràng, đủ ý.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù Ủng trong SGK. -Bảng lớp viết:
+3 câu hỏi gợi ý kể chuyện.
+Tên: Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) III/ Các hoạt động dạy và học:
A/ Mở đầu:
GV giới thiệu sơ lược chương trình TLV của học kì II:
-Các em được tiếp tục rèn kĩ năng nghe và kể lại 1 câu chuyện trong một số giờ TLV. -Các em còn được tập điều khiển một số buổi họp tổ, họp lớp; tập viết một đoạn thư, ghi chép sổ tay; thuật lại nội dung một số quảng cáo hoặc tin tức; viết đoạn văn kể và tả hợp chủ điểm.
B/ Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ lắng nghe cô kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng. Đó là câu chuyện về Phạm Ngũ Lão – một vị tướng rất giỏi của nước ta thời Trần.
2.Hướng dẫn HS nghe – kể chuyện: a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV ghi bài tập 1 lên bảng. -GV treo tranh minh họa.
-GV giới thiệu về Phạm Ngũ Lão: vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255 mất năm 1320, quê ở làng Phù Ủng (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
-GV kể chuyện 3 lần ( phần đầu kể chậm rãi, thong thả. Đoạn Hưng Đạo Vương xuất hiện: giọng dồn dập hơn. Phần đối thoại: lời Hưng Đạo Vương: ngạc nhiên; lời chàng trai: lễ phép từ tốn. Trở lại nhịp thong thả ở các câu cuối.
-GV kể chuyện lần 1 -GV hỏi HS:
+Truyện có những nhân vật nào?
-GV nói thêm về Trần Hưng Đạo: tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, ba lần đánh thắng quân Nguyên. -GV kể chuyện lần 2.
-GV hỏi HS theo 3 câu hỏi gợi ý:
+Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì? +Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
+Vì sao Trần Hưng Đạo về kinh đô?
-GV kể chuyện lần 3. -GV cho HS tập kể.
-GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. -GV cho các nhóm HS thi kể.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập. -HS quan sát tranh minh họa
-Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài và 3 câu hỏi gợi ý.
-HS chú ý lắng nghe.
-Chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo, những người lính.
-HS lắng nghe. -Ngồi đan sọt.
-Chàng trai mải mê đan sọt, không nhận thấy kiệu Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm váo đùi để chành tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi.
-Vì Hưng Đạo Vương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài: mải nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu vẫn chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh.
-HS kể chuyện theo nhóm.
-3 HS đại diện 3 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
-GV nhận xét cách kể của mỗi HS và từng nhóm.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2 -GV ghi bài tập 2 lên bảng.
-GV nhắc các em trả lời rõ ràng đầy đủ, thành câu. Mỗi em chọn viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
-GV gọi một số HS đọc bài viết. -GV nhận xét, chấm điểm.
chuyện, Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão) kể lại toàn bộ câu chuyện.
-HS nhận xét.
-Cả lớp bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất, những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện và có nhận xét chính xác nhất.
-HS đọc yêu cầu của bài.( viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c).
-Cả lớp làm bài cá nhân.
-HS tiếp nối nhau đọc bài viết => Cả lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay, viết bài tốt. -GV yêu cầu HS về nhà tập kể chuyện cho người thân nghe.
Tiết 20: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua – lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
2.Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho. II/ Đồ dùng dạy – học:
Mẫu báo cáo ( BT2) (photo) để khoảng trống điền nội dung, đủ phát cho từng HS ( nếu có).
III/ Các hoạt động dạy – học: A/ Kiểm tra bài cũ:
-2 HS kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng ( mỗi em kể 1/2 câu chyện ). Sau đó 1 em trả lời câu hỏi b, em còn lại trả lời câu hỏi c.
-1 HS đọc lại bài Báo cáo kết quả thánh thi đua “ Noi gương chú bộ đội” ( tuần 19, trang 10) và trả lời các câu hỏi trong SGK.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
Trong tiiết học hôm nay, các em sẽ làm bài tập thực hành: Báo cáo trước các bạn trong tổ hoạt động của tổ trong tháng vừa quadựa theo mẫu của bài “ Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội”. Sau đó, các em sẽ viết lại báo cáo trên gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: a/ Hoạt động1: Bài tập 1 -GV ghi đề bài lên bảng.
-GV nhắc HS: Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.
-GV nhắc HS:
+Báo cáo hoạt động của tổ theo 2 mục: 1.Học tập; 2.Lao động. Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần có lời mở đầu: “ Thưa các bạn…”.
+Báo cáo cần chân thật, đúng thực tế hoạt động của tổ mình (không bắt chước máy móc nội dung trong bài tập đọc).
+Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
-GV cho HS làm việc.
-GV cho HS thi trình bày báo cáo.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS cả lớp đọc thầm lại bài báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”.
+Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng. Mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi.
+Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng ( dựa vào ý kiến đã thống nhất) báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình. Cả tổ nhận xét, góp ý cho từng bạn, chọn người tham gia trình bày báo cáo.
-GV nhận xét.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV phát bản photo báo cáo cho từng HS, giải thích:
+Báo cáo có phần quốc hiệu ( Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và tiêu ngữ ( Độc lập – Tự do – Hạnh phúc).
+Có địa điểm, thời gian viết.
+Tên báo cáo; báo cáo của tổ, lớp, trường nào.
+Người nhận báo cáo (Kính gửi cô giáo lớp…).
-GV cho HS làm bài. -GV cho HS đọc báo cáo.
-GV nhận xét, chấm điểm một số báo cáo.
-Một số HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
-1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo.
-Từng HS tưởng tượng mình là tổ trưởng viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
-Một số HS đọc báo cáo => lớp nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, khen những HS làm tốt bài thực hành. -GV dặn HS ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo.
Tiết 21: NÓI VỀ TRI THỨC