Các đối tượng trên bề mặt Trái đất được thể hiện trên bản đồ theo một mặt phẳng,

Một phần của tài liệu lí thuyết gis (Trang 27 - 29)

Các đối tượng trên bề mặt Trái đất được thể hiện trên bản đồ theo một mặt phẳng, bản đồ hai chiều như điểm, đường, vùng. Hệ tọa độ x,y (Cartesian) dùng để qui chiếu các vùng bản đồ tương ứng với các vùng trên mặt đất.

14 12 15, 12 12 15, 12 10 9, 10 8 5, 7 6 2, 6 9, 6 4 5, 4 2, 3 5, 3 2 9, 2 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Hình 2.2: Hệ tọa độ phẳng

Theo hệ tọa độ này, mỗi điểm được lưu trữ bằng một cặp tọa độ (x,y). Các đường được lưu trữ bằng một dãy các cặp tọa độ (x,y). Các vùng được ghi thành một dãy các cặp tọa độ (x.y) xác định các đoạn thẳng bao quanh vùng đó. Với các cặp tọa độ (x,y), ta có thể biểu diễn các điểm, đường, vùng như là một dãy các tọa độ thay cho các hình ảnh hoặc đồ thị. Trong hình vẽ trên, cặp tọa độ (2,3) biểu diễn vị trí một điểm; các cặp tọa độ (2,6) (5,7) (9,10) (15,12) biểu diễn một cung; các cặp tọa độ (5,3) (5,4) (9,6) (9,2) (5,3) biểu diễn cho một vùng. Chú ý là cặp tọa độ đầu tiên và cuối cùng phải trùng nhau vì một vùng ln có hình khép kín. Các tọa độ biểu diễn cho các đối tượng bản đồ sẽ được lưu trữ như một tập các số x,y trong máy tính và chính vì vậy mà xuất hiện thuật ngữ số hóa bản đồ.

Các tọa độ có thể được biểu diễn bằng các đơn vị như inch, cm, m… để đo các khoảng cách trên bản đồ. Nhưng các bản đồ lại hay sử dụng các hệ tọa độ thế giới thực được qui chiếu trên một mặt phẳng. Các tọa độ này biểu diễn một vị trí thực sự trên bề mặt Trái đất trong một vài hệ tọa độ. Trong ví dụ trên, các tọa độ thực được qui chiếu vào trong một hệ tọa độ gọi là UTM (Universal Transverse Meleator) trong đó đơn vị tọa độ là mét.

Việc lưu trữ các tọa độ của một đối tượng có thể được thực hiện như trên. Tuy nhiên, khi ta có nhiều đối tượng, ta có thể gán cho mỗi đối tượng một số nguyên liên tiếp nhau hoặc một định danh riêng biệt (ID). Khi đó các tọa độ sẽ được lưu trữ một cách tương ứng với định danh đó. Ví dụ:

điểm số Tọa độ x,y

1 3,8

2 2,7

3 6,7

4 4,5

đường số Tọa độ x,y 1 1,5 3,6 6,5 6,7 2 1,1 3,3 5,2 8,2 Vùng số Tọa độ x,y

1 3,6 5,7 7,6 4,4 3,62 7,3 8,5 9,3 1,8 7,3 2 7,3 8,5 9,3 1,8 7,3

Như vậy, các thực thể không gian trong mơ hình vector ít nhiều sát với các thực thể không gian trên Trái đất

* Ưu điểm của cấu trúc dữ liệu vector:  Tiết kiệm bộ nhớ.

 Dễ biểu diễn các quan hệ không gian.  Thích hợp với phân tích mạng.  Dễ tạo đồ họa đẹp, chính xác. * Nhược điểm của cấu trúc dữ liệu vector:

 Cấu trúc phức tạp.  Khó chồng ghép.

 Khó biểu diễn khơng gian liên tục.

2.3.2. Cấu trúc dữ liệu raster

Từ “raster” bắt nguồn từ tiếng đức và thường được dùng như một thuật ngữ để mô tả một hệ thống biểu diễn ảnh trong đó ảnh bao gồm các ơ nhỏ, đồng nhất ở bên trong được sắp xếp thành một lưới.

Ta có thể tạo ra một mơ hình dữ liệu raster bằng cách chồng một lớp đều hay không đều lên trên các đối tượng địa lý hay nói cách khác ta có thể biểu diễn thế giới thực bằng các lưới có độ phân giải khác nhau.

Một phần của tài liệu lí thuyết gis (Trang 27 - 29)

w