Thế giới ảo

Một phần của tài liệu lí thuyết gis (Trang 107 - 110)

-  độ chính xác số của máy tính khơng đủ

Các phát triển mới trong GIS

7.4. Thế giới ảo

Dữ liệu không gian đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các ứng dụng về thế giới ảo. Thế giới ảo thực chất là sự biểu diễn các thực thể có thật bằng máy tính. Các thực thể này có thể là nhà cửa, con người, các phương tiện đi lại hay các thực thể khác. Bất cứ một đối tượng thực hay tưởng tượng nào đều có thể được mơ tả trong thế giới ảo.

Thơng thường thì thế giới ảo biểu diễn hai chiều nhưng biểu diễn đó tạo cảm giác ba chiều cho người xem. độ bóng khác nhau trên bề mặt các đối tượng, bóng của chúng và nghệ thuật phối cảnh, tạo chiều sâu, tất cả đều được sử dụng để tạo ra cảm giác chiều sâu cho người xem.

Dữ liệu không gian trong thế giới ảo đang được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động có giá thành đắt, tốn nhiều thời gian hay không khả thi trong việc đưa người đến các vị trí địa hình thực tế. đào tạo phi cơng là một ví dụ điển hình; thế giới ảo được sử dụng rộng rải trong đào tạo phi cơng bởi vì một chuyến bay ảo bằng mơ hình sẽ có chi phí thấp hơn nhiều để xây dựng và hoạt động mơ hình so với một chuyến bay thực tế. Do vậy, có thể tiết kiệm được chi phí rất lớn trong việc đào tạo này.

- -

Hình 7.6: Dữ liệu khơng gian được sử dụng trong các ứng dụng về thế giới ảo

7.5. GIS mở

 Các chuẩn mở cho GIS

Các chuẩn mở thường có tác dụng làm giảm bớt các trở ngại trong việc chia sẻ dữ liệu và thơng tin. Dữ liệu khơng gian có cấu trúc rất phức tạp, có thể phức tạp hơn so với các loại dữ liệu khác. Dữ liệu có thể là raster hay vector, kiểu thực hay kiểu nhị phân và được mô tả bằng các đối tượng điểm, đường hay vùng. Ngoài ra, các phần mềm khác nhau có thể lựa chọn cách thức để ghi các ảnh raster bằng các định dạng khác nhau và dữ liệu có thể được phân phát sử dụng các phương tiện vật lý khác nhau hay được định dạng theo các cách khác nhau. Nếu một người sử dụng nhập một file ảnh theo một định dạng nào đó nhưng máy tính của người đó khơng hỗ trợ các phương tiện để làm việc với định dạng dữ liệu được nhập hoặc thậm chí khơng hiểu cấu trúc file, lúc đó người sử dụng sẽ khơng thể sử dụng dữ liệu như mong muốn. Việc các hệ thống khơng tương thích với nhau được mơ tả như là khơng có khả năng trao đổi dữ liệu, và các chuẩn mở nhắm đến mục đích xóa bỏ rào cản trao đổi dữ liệu đó.

Các chuẩn mở có mục đích cung cấp một khung dữ liệu chung trong việc mô tả, xử lý và chia sẻ dữ liệu. Các chuẩn mở cũng nhắm đến việc cung cấp các phương pháp cho người cung cấp và người sử dụng để xác nhận sự chính xác so với tiêu chuẩn.

Các chuẩn mở trong GIS vẫn còn mới lạ. Tuy đã có rất nhiều các nhà cung cấp phần mềm, các nhà phát triển dữ liệu và các tổ chức chính phủ và giáo dục là thành viên của hội GIS mở; nhưng một số thành phần của các bộ chuẩn vẫn đang được xây dựng và hoàn thiện. Tầm quan trọng của việc tuân theo các chuẩn GIS mở sẽ được thấy rõ ràng hơn trong tương lai không xa.

 Nguồn GIS mở

Nguồn phần mềm mở khác với hầu hết các phần mềm khác là chúng được cung cấp miễn phí với mã nguồn. Có rất nhiều đặc điểm khác nhau về nguồn phần mềm mở trong các định nghĩa chính thức được đưa ra bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ; tuy nhiên, các đặc điểm chính xung quanh khái niệm nguồn phần mềm mở đó là mạng lưới mở của các cộng tác viên, các tài liệu và mã nguồn chia sẻ miễn phí.

Có nhiều nguồn phần mềm mở khác nhau về chủng loại cũng như cấu hình hệ thống phù hợp, và bao gồm cả GIS. Các nguồn này chủ yếu được cung cấp thông qua các hệ thống mạng internet hay mạng nội bộ. Có nhiều tổ chức sử dụng nguồn GIS mở vì các sản phẩm thương mại có thể khơng hỗ trợ các chức năng hay khả năng cần thiết. Tuy nhiên, các phát triển của nguồn GIS mở có thể tạo nên nhiều thuận lợi cho việc có được các nguồn tài nguyên hiệu quả nhưng chi phí thấp hơn nhiều so với việc đầu tư mua các sản phẩm thương mại.

Một phần của tài liệu lí thuyết gis (Trang 107 - 110)

w