Cấu trúc dữ liệu TIN

Một phần của tài liệu lí thuyết gis (Trang 31 - 34)

- Có nhiều lưới đều như lưới lục giác, tam giác và ô vng trong đó lưới ơ vng

2.3.3. Cấu trúc dữ liệu TIN

Lưới tam giác không đều (TIN - Triangulated Irregular Network) là một mơ hình dữ liệu thường được sử dụng để mô tả độ cao địa hình. Các tọa độ x, y và z của các điểm được đo đạc và nhập vào mơ hình dữ liệu TIN một cách đặc trưng. Các điểm này được phân bố trong khơng gian và có thể được kết nối với nhau theo kiểu hình thành các tam giác kích thước nhỏ nhất của bất kỳ ba điểm nào đó. Mơ hình TIN được hình thành trên cơ sở mạng lưới các tam giác được kết nối với nhau. Các tam giác được tạo thành sao cho cạnh của tam giác này không cắt bất kỳ cạnh nào của các tam giác khác. Các đường cắt nhau được tránh bằng cách nhận dạng các đường tròn ngoại tiếp của bộ ba điểm. đường tròn ngoại tiếp được định nghĩa là đường tròn đi qua cả ba điểm là đỉnh của một tam giác. Một tam giác chỉ được hình thành khi đường trịn ngoại tiếp của nó khơng chứa bất kỳ một điểm nào bên trong. Và mỗi tam giác sẽ xác định một mặt phẳng độ cao của cả mơ hình.

Vịng trịn ngoại tiếp được chấp nhận Vịng trịn ngoại tiếp khơng được chấp nhận do chứa một điểm mẫu

Mơ hình TIN thường sử dụng cách lập các quan hệ và kết nối các điểm lân cận với nhau. Mỗi cạnh của tam giác kết nối hai điểm và và các điểm này lần lượt kết nối với các cạnh khác. Các kết nối này tiếp tục lan rộng cho đến khi mạng lưới được mở rộng tối đa. Như vậy, TIN là một mơ hình phức tạp hơn so với các lưới raster đơn giản khi đối tượng là sự mơ tả địa hình. Tuy nhiên, nó tỏ ra thích hợp hơn và hiệu quả hơn khi tiến hành mô tả dữ liệu địa hình của một vùng có yếu tố độ cao biến đổi.

Xét một cách tương đối, chỉ cần dữ liệu của một số điểm là đủ cho việc mô tả các vùng rộng lớn hay các vùng liên tục, phẳng hay trơn tru. Nhưng khi mơ tả các địa hình khơng liên tục và biến đổi mạnh thì địi hỏi phải có dữ liệu về nhiều điểm hơn. Người lập bản đồ thường phải thu thập nhiều điểm mẫu hơn trên một đơn vị diện tích đối với những vùng có địa hình biến đổi mạnh.

* Ứng dụng TIN:

Trong bản đồ học thì phương pháp truyền thống để biểu diễn bề mặt địa hình là đường bình độ. Tuy nhiên, đường bình độ khơng thuận tiện cho mục đích phân tích. Nếu có dữ liệu đường bình độ thì thơng thường được chuyển sang một trong hai dạng biểu diễn địa hình chung nhất của GIS là lưới đều hay TIN.

Khoảng cách không đều của các điểm độ cao dẫn tới ta có tập các tam giác có kích thước và hình dáng khác nhau. Nơi các điểm dữ liệu gần nhau thì vùng nghiên cứu sẽ thay đổi nhanh độ cao. Nơi điểm dữ liệu xa nhau như trên mặt phẳng thì kích thước tam giác tăng nhanh. GIS chứa dữ liệu độ cao trong khuôn mẫu TIN cho phép tính tốn độ dốc rất hiệu quả. Chúng cho phép phát sinh đường bình độ hay phác họa ảnh vùng nghiên cứu.

Hình 2.4: So sánh đường bình độ với mơ hình TIN điểm, đường và mơ hình TIN bề mặt

Một phần của tài liệu lí thuyết gis (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w