I MỤC TIÊU
-Nêu được một số đặc điểm tiểu biểu về địa hình, khí hậu của dãy HLS:
+Dãy núi cao và độ sộ nhất VN: cĩ nhiều định nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. +Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm
- Chỉ được dãy HLS trên bản đồ tự nhiên VN
- Sử dung bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét nhiệt của SaPa vào tháng 1 và tháng 7.
II.CHUẨN BỊ
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
T
G Hoạt động dạy Hoạt động học
2’5’ 5’ 28 ’ 1.Ổn định: Cho HS hát. 2.KTBC :
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài :
1/.Hoàng Liên Sơn-Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam :
*Hoạt động cá nhân (hoặc từng cặp ) : Bước 1:
-GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1.
-GV cho HS dựa vào lược đồ hình 1 và kênh chữ ở mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau +Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc của nước ta (Bắc Bộ), trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất ?
+Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ?
+Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu km ?
+Đỉnh núi ,sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
Bước 2:
-Cho HS trình bày kết quả làm việc trước lớp .
-Cho HS chỉ và mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn(Vị trí, chiều dài, chiều rộng, độ cao, sườn và thung lũng của dãy núi HLS )
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày .
*Hoạt động nhóm: Bước 1:
-Cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý sau: +Chỉ đỉnh núi Phan-xi păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó .
-Tại sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi la ø “nóc nhà” của Tổ quốc ?
+Quan sát hình 2 hoặc tranh, ảnh về đỉnh
-Cả lớp hát. -HS chuẩn bị .
-HS theo dõi và dựa vào kí hiệu để tìm.
-HS trả lời .
-Hoàng Liên Sơn, sông gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông triều.
-Nằm ở giữa.
-Dài 180 km, rộng 30 km. -Nhọn, dốc, hẹp và sâu. -HS trình bày kết quả . -HS nhận xét .
-HS lên chỉ lược đồ và mô tả.
-HS thảo luận và trình bày kết quả . -Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
3’
2’
núi Phan-xi-păng, mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng (đỉnh nhọn, xung quanh có mây mù che phủ) . Bước 2 :
-Cho HS các nhóm thảo luận và đại diện trình bày kết quả trước lớp .
-GV giúp HS hoàn thiện phần trình bày . 2/.Khí hậu lạnh quanh năm :
* Hoạt đông cả lớp:
-GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ?
-GV gọi 1, 2 HS trả lời .
-GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS .
- GV gọi HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Địa lý VN .Hỏi :
+Nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 .
+Đọc tên những dãy núi khác trên bản đồ địa lý VN.
-GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời và nói : Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc .
4.Củng cố :
-GV cho HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của dãy núi HLS .
-GV cho HS xem tranh ,ảnh về dãy núi HLS và giới thiệu thêm về dãy núi HLS ( Tên của dãy núi HLS được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này . Đây là dãy núi cao nhất VN và Đông Dương gồm VN, Lào, cam-pu-chia ) .
5.Tổng kết - Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn”.
-Nhận xét tiết học .
-Cả lớp đọc SGK và trả lời : Từ độ cao 2000m đến 2500m thường có mưa nhiều ,rất lạnh. Từ độ cao 2500m trở lên, khí hậu càng lạnh hơn. trên đỉnh núi mây mù bao phủ quanh năm. -HS nhận xét, bổ sung . -HS lên chỉ và đọc tên . -HS khác nhận xét . -HS trình bày . -HS xem tranh ,ảnh . -HS cả lớp .
Thứ sáu: Ngày soạn : 04/09/09
Ngày giảng :07/09/09