Sự cháy và sự oxi hoá chậm: 1 Sự cháy:

Một phần của tài liệu Giáo án TC Hóa 8 (chương 1) (Trang 51 - 55)

1. Sự cháy:

Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.

2. Sự oxi hoá chậm:

Đó là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

Trong điều kiện nhất định, sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.

3. Điều kiện pháp sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy:

- Các điều kiện phát sinh sự cháy là: + Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy + Phải có đủ khí oxi cho sự cháy

-Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp sau: + Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

+ Cách li chất cháy với khí oxi

B. BÀI TẬP:

- Bài tập 1:

Giáo viên : Nguyễn Quang Tuấn Trang 51

--- Muốn dập tắt ngọc lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?

Trả lời: Không dùng nước vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên nên vẫn

cháy, có thể làm cho đám cháy lan rộng. Thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với không khí – đó là một trong hai biện pháp để dập tắt sự cháy.

- Bài tập 2:

Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy, thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình:

a) Một thể tích không khí là bao nhiêu? b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu? (Giả sử các thể tích khí được đo ở đktc).

Giải:

a) Thể tích không khí cần dùng trong một ngày (24 giờ) cho mỗi người là: 0,5 m3.24 = 12 m3

b) Thể tích khí oxi trung bình cần dùng trong một ngày cho một người là: 12 m3 . 1 21. 0,84

3 100 = m3 - Bài tập 3:

Sự cháy và sự oxi hoá chậm có ý nghĩa như thế nào trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và trong đời sống hàng ngày?

Trả lời: Sự cháy và sự oxi hoá chậm có ý nghĩa như:

Trong công nghiệp: Sự cháy của nhiên liệu (than, xăng, dầu,… ) sinh ra nhiệt năng. Nhiệt năng này được chuyển thành cơ năng, điện năng. Sự oxi hoá chậm được dùng trong công nghiệp thực phẩm để chế biến thức ăn cho người và gia súc (sự lên men, ủ chua,…)

Trong nông nghiệp: Sự ủ phân chuồng, phân xanh, sự hô hấp của cây cối là sự oxi hoá chậm. Trong giao thông vận tải: Sự cháy của các nhiên liệu sinh ra năng lượng. Năng lượng này được dùng trong các động cơ đốt trong của các phương tiện vận tải (ô tô, xe máy, tàu thủy, máy bay, …).

Trong đời sống hàng ngày: Nhiệt năng sinh ra từ sự cháy của các nhiên liệu (than, củi, khí đốt,…) dùng để nấu ăn, sưởi ấm… Chế biến thực phẩm bằng phương pháp lên men (làm giấm ăn, nước chấm, sữa chua,… )

Rút kinh nghiệm

. . . . . . . . . . . . .

KÝ DUYỆT

Ngày soạn :………. Ngày dạy :……….. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TUẦN 6. HK II

---

I. MỤC TIÊU

- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niện hoá học trong chương 4 về oxi, không khí.

- Rèn luyện kỹ năng tính toán theo công thức hoá học và phương trình hoá học.

- Tập luyện cho HS vận dụng các khái niệm cơ bản đã học ở chương 1, 2, 3 để khắc sâu hoặc giải thích các kiến thức ở chương 4, rèn luyện cho HS phương pháp học tập, bước đầu tập vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế đời sống.

II. CHUẨN BỊ :

Giáo viên :

- Giáo án, SGK, sách bài tập…

- GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm. Học sinh : Ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌCA. LÝ THUYẾT: A. LÝ THUYẾT:

- Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoa5t động,đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất.

- Oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu.

- Nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

- Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hoá.

- Oxit là hợp chất hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit gồm 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ.

- Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

- Phản ứng phân hủy là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

B. BÀI TẬP:

Bài tập 1:

Đốt cháy khí CH4 trongkhông khí hoặc trong oxi đều tạo ra khí CO2 và hơi nước. Đốt 10 cm3 khí CH4 trong 100 cm3 không khí (biết rằng thể tích oxi chiếm 1/5 thể tích không khí).

e) Tính thể tích khí oxi tham gia phản ứng. f) Tính thể tích các khí còn lại sau phản ứng.

Giải:

Thể tích các khí trong không khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất là:

2 100 100 20 5 O V = = cm3 2 100 20 80 N V = − − cm3 Phương trình hoá học: CH4 + 2 O2  CO2 + 2 H2O

Theo phương trình thì thể tích khí oxi cần dùng vừa đủ, không dư và bằng 20 cm3. Thể tích các khí còn lại sau phản ứng: 2 100 20 80 N V = − − cm3 2 4 10 CO CH V =V = cm3 Vhơi nước = 2.10 = 20 cm3 Bài 4/101 Câu phát biểu đúng: D Bài 5/101

--- Câu phát biểu sai: B, C, E

Bài 6/101

- Phản ứng hoá hợp là: b - Phản ứng phân hủy là: a,c, d Bài 7/101

Các phản ứng có xảy ra sự oxi hoá là:a, b. Bài 8/101 a) Thể tích khí oxi cần dùng là: (0,1.20) . 100 2, 222 90 = (l) 2 2, 222 0,099 22, 4 O n = = mol (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 2 mol 1 mol x mol 0,099 mol 4 0,099.2 0,198 1 KMnO n = = mol 4 0,198.158 31,346 KMnO m = = gam Rút kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . KÝ DUYỆT

---

MỤC TIÊU NỘI DUNG

- Nắm vững các khái niệm về nguyên tố hiđro và đơn chất hiđro: công thức hoá học, tính chất vật lý, tính chất hoá học của đơn chất hiđro. Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế hiđro.

- Hiểu sâu sắc hơn thành phần định tính, định lượng của nước, các tính chất vật lý và hoá học của nước.

- Hình thành được những khái niệm mới: Phản ứng thế, sự khử, chất khử, phản ứng oxi hoá khử, axit, bazơ, muối. - Củng cố và phát triển các khái niệm đã học ở các chương 1,2,3,4.

Tuần 7: Tính chất – ứng dụng của hiđro. Tuần 8: Phản ứng oxi hoá – khử.

Tuần 9: Điều chế hiđro. Phản ứng thế. Tuần 10: Nước.

Tuần 11: Axit – Bazơ – Muối. Tuần 12: Luyện tập.

Ngày soạn :………. Ngày dạy :………..

TUẦN 7. HK II

I. MỤC TIÊU :

- HS biết được các tính chất vật lý và tính chất hóa học của Hiđrô.

- Rèn luyện khả năng viết phương trình phản ứng và khả năng quan sát TN của HS - Tiếp tục rèn luyện cho HS làm bài tập tính theo phương trình hóa học.

- HS biết và hiểu Hiđro có tính khử, Hiđro không những tác dụng với oxi đơn chất mà còn tác dụng với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.

- Học sinh biết Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy đều tỏa nhiệt.

- Biết làm TN Hiđro tác dụng với CuO. Biết viết phương trình phản ứng của Hiđro với oxit kim loại.

II. CHUẨN BỊ :

Giáo viên :

- Giáo án, SGK, sách bài tập…

- GV chuẩn bị bảng nhóm, hoặc giấy trong , bút dạ … để HS ghi lại kết quả thảo luận theo nhóm. Học sinh : Ôn lại lý thuyết và làm bài tập trước ở nhà.

Một phần của tài liệu Giáo án TC Hóa 8 (chương 1) (Trang 51 - 55)