I) MỤC TIÊU :
Kiến thức:
− Biết xét dấu một nhị thức bậc nhất, xét dấu một tích, thương của nhiều nhị thức bậc nhất. − Khắc sâu phương pháp bảng, phương pháp khoảng.
Kĩ năng:
− Xét được dấu của nhị thức bậc nhất. − Sử dụng thành thạo pp bảng và pp khoảng.
− Vận dụng một cách linh hoạt việc xét dấu để giải các BPT và xét dấu các biểu thức đại số khác.
Thái độ:
− Diễn đạt vấn đề rõ ràng, trong sáng. Tư duy năng động, sáng tạo.
II) CHUẨN BỊ:
- GV : giáo án, SGK
- HS : SGK, vở ghi. Ôn tập các kiến thức đã học về Bất phương trình bậc nhất một ẩn.
III) PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề
VI) HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1- Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài cũ: Cho f(x) = 3x + 5.
HS1: Tìm x để f(x) > 0 ? HS2: Tìm x để f(x) < 0 ? 3- Bài mới : Hoạt động 1:Tìm hiểu về nhị thức bậc nhất. Giới thiệu nhị thức bậc nhất. Cho VD về nhị thức bậc nhất ? Chỉ ra các hệ số a, b ?
Nêu khái niệm nhị thức bậc nhất. Lấy ví dụ và xác định hệ số a và b.
I. Định lí về dấu của nhị thức bậc nhất nhất
1 Nhị thức bậc nhất
Nhị thức bậc nhất đối với x là biểu thức dạng f(x) = ax + b với a ≠ 0. Ví dụ:
f(x) = 3x + 5 g(x) = – 2x + 1
Hoạt động 2: Tìm hiểu định lý về dấu của nhị thức bậc nhất.
a) Giải BPT f(x) > 0 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số. b) Chỉ ra các khoảng mà trong đó f(x) cùng dấu (trái dấu) với a ?
Giới thiệu định lý.
Cần chú ý đến các yếu tố nào ?
Đưa ra ví dụ, yếu cầu HS xét dấu