Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài và cho HS tự tìm hiểu về hành chính, diện tích, dân số của vùng Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Địa lý 9 Kì I (Trang 81 - 84)

V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài và cho HS tự tìm hiểu về hành chính, diện tích, dân số của vùng Tây Nguyên.

chính, diện tích, dân số của vùng Tây Nguyên.

3. Các hoạt động dạy và học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI

Hoạt động 1:

Cho HS quan sát hình 28.1 SGK và bản đồ. H: Nêu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Tây Nguyên ? Xác định trên bản đồ ? HS trả lời, xác định. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức.

H: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng ? HS trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác.

Hoạt động 2:

Cho HS quan sát hình 28.1 và bản đồ.

GV giới thiệu qua về địa hình Tây Nguyên và chuẩn xác kiến thức.

H: Tìm những dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Campuchia ?

HS xác định trên bản đồ, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác.

H: Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này ?

HS trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác: hạn chế thiên tai…

H: Tây Nguyên có tài nguyên thiên nhiên như thế nào ?

HS trả lời. GV chuẩn xác. Cho HS đọc bảng 28.1.

GV giới thiệu những tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ở Tây Nguyên và chuẩn xác kiến thức theo bảng. Cho HS kẻ bảng 28.1 vào vở. 6 18 / I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.

- Phía bắc, đông, nam giáp với vùng duyên hải Nam Trung Bộ; phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia; phía tây nam giáp vùng Đông Nam Bộ. - Là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển.

- Là vùng nối liền Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia với duyên hải Nam Trung Bộ…

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyênthiên nhiên. thiên nhiên.

- Địa hình cao nguyên xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông:

Sông Ba, sông Xê Xan, Xrê Pôk, sông Đồng Nai…

- Là vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế:

H: Nhận xét sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bôxít ?

HS trả lời. GV chuẩn xác: đất badan phân bố trên các cao nguyên: Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh; bôxít có nhiều ở cao nguyên Kon Tum, Mơ Nông, Di Linh.

H: Dựa vào bảng 28.1, cho biết Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế gì ? HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác: rừng, cây công nghiệp, thuỷ điện, khai khoáng…

Cho HS quan sát hình 28.2 SGK.

GV giới thiệu về tài nguyên du lịch của Tây Nguyên và tổng hợp kiến thức cho HS.

Cho HS xác định một số vườn quốc gia ở Tây Nguyên.

H: Ngoài những điều kiện thuận lợi, ở Tây Nguyên có những khó khăn gì về tự nhiên ? HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức. H: Vậy phải làm gì để hạn chế những khó khăn trên ? HS trả lời. GV chuẩn xác. Hoạt động 3: Cho HS đọc phần III và bảng 28.2 SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm với nội dung: “Nêu và nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên ?”

HS thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn. Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức cơ bản.

14 / /

- Có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ… đem lại thế mạnh về du lịch sinh thái.

- Khó khăn: mùa khô kéo dài dẫn tới thiếu nước trong mùa khô và nguy cơ cháy rừng.

Nạn chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

- Cần bảo vệ môi trường tự nhiên, khai thác tài nguyên hợp lí…

III. Đặc điểm dân cư, xã hội.

- Dân cư khoảng 4,4 triệu người (2002), trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 30%, bao gồm các dân tộc: Gia-

GV giảng về một số chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc ít người của Tây Nguyên và giáo dục cho HS lòng yêu quê hương, đất nước, biết ơn Đảng, Nhà nước ta. GV tổng kết bài học.

rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho…

- Là vùng có mật độ dân số thấp nhất trong cả nước, khoảng 81 người/km2 (2002) và phân bố không đều.

- Là vùng khó khăn của đất nước.

⇒ Hiện nay nước ta đã tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của dân cư, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Địa lý 9 Kì I (Trang 81 - 84)