1. Dân cư và lao động.
- Dân số đông, sức mua lớn, thị hiếu có nhiều thay đổi → công nghiệp phát triển.
- Lao động nhiều, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật → phát triển công nghiệp cần nhiều lao động, công nghệ cao và thu hút đầu tư nước ngoài.
2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong côngnghiệp và cơ sở hạ tầng. nghiệp và cơ sở hạ tầng.
H: Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác: thuận lợi cho việc chuyên chở nguyên vật liệu và hàng hoá, giảm chi phí vận chuyển công nghiệp phát triển rộng…
H: Chính sách phát triển công nghiệp có tác động như thế nào đến công nghiệp ở nước ta ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
Cho HS đọc mục 4 phần II SGK.
H: Thị trường có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
GV tổng kết bài học.
thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước đang được cải thiện, đặc biệt ở các vùng kinh tế trọng điểm → thúc đẩy công nghiệp phát triển ở những vùng này.
3. Chính sách phát triển công nghiệp.
- Ảnh hưởng lâu dài tới phát triển và phân bố công nghiệp: chính sách công nghiệp hoá, đầu tư phát triển công nghiệp…
- Gắn liền với phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư, đổi mới quản lí kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại.
4. Thị trường.
- Thị trường là nhân tố quyết định đến sự phát triển, phân bố công nghiệp và làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng và linh hoạt hơn.
- Hàng công nghiệp của nước ta có thị trường rộng lớn. Nhưng bị cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại nhập và hạn chế về mẫu mã, chất lượng…
4. Củng cố:(4/) Cho HS nêu lại nội dung bài học.
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
Chuẩn bị trước bài 12.
Tuần 6/Tiết 12 Ngày soạn: 09/10/2005 BÀI 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu:Sau bài học, HS cần:
-Nắm được tên của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này.
-Nắm được hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận (phía bắc), Đông Nam Bộ (ở phía nam).
-Thấy được hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở hai trung tâm này.
-Đọc và phân tích được biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp.
-Đọc và phân tích được lược đồ các nhà máy điện và các mỏ than, dầu khí, lược đồ các trung tâm công nghiệp Việt Nam.
II. Thiết bị dạy học:
-Bản đồ công nghiệp, kinh tế chung Việt Nam. -Lược đồ các nhà máy điện và các mỏ than, dầu khí. -Một số hình ảnh về công nghiệp nước ta.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài.
3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS THỜI
GIAN NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS đọc phần I SGK.
GV giới thiệu qua về hệ thống công nghiệp ở nước ta gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Cho HS quan sát hình 21.1 SGK.
H: Cho biết cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta như thế nào ?
HS trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác kiến thức. H: Hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ ?
HS trình bày, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác.
10