Xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐHH tại Công ty Thực Phẩm Hà Nộ

Một phần của tài liệu Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội (Trang 53 - 56)

- Thủ quỹ: kiêm kê, theo dõi tình hình thu chi thực tế quỹ tiền mặt của Công ty,

Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty

4.3.3 xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐHH tại Công ty Thực Phẩm Hà Nộ

Phẩm Hà Nội

1.Về tổ chức công tác kế toán

Công ty nên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn cho nhân viên kế toán. Bên cạnh đó, cần bồi dưỡng thêm về ngoại ngữ, trình độ vi tính. Bên cạnh đó, Công ty cũng nên tổ chức các đợt kiểm tra chuyên môn để đánh giá thực lực của các nhân viên. Từ đó, tìm ra các nguyên nhân để khắc phục giúp cho công tác kế toán được hoàn thiện hơn.

2. Về kế toán TSCĐHH

 Cách thức phân loại TSCĐ Hiện nay DN có 3 cách phân loại:

+ Cách 1: Phân loại theo hình thái biểu hiện + Cách 2: Phân loại theo nguồn hình thành + Cách 3: Phân loại theo quyền sở hữu

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu quản lý và theo dõi tài sản ngày càng cao thì chưa đủ. Em đề xuất phải có thêm một số cách phân loại như sau:

 Cách 1: Phân loại theo mục đích sử dụng. Vì có TSCĐHH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và TSCĐHH dùng cho phúc lợi, sự nghiệp dự án.

 Cách 2: Phân loại theo tiêu thức tình hình sử dụng. Kế toán chỉ quản lý tài sản trên giấy tờ sổ sách cho nên việc phân loại tài sản theo tiêu thức sử dụng rất có ý nghĩa. Thông qua cách phân loại này, người đọc có thể biết được tài sản nào sử dụng, tài sản nào không sử dụng và hiệu quả sử dụng các tài sản này. Tiêu thức phân bổ theo mục đích sử dụng giúp cho việc tính và phân bổ khấu hao đúng, tránh gây nhầm lẫn, thiếu sót cho TSCĐHH tại DN.

 Phương pháp khấu hao

Phương pháp này đã trở nên không phù hợp nữa, nó không phản ánh đúng tỷ lệ giữa chi phí bỏ ra với lợi ích thu về từ việc sử dụng tài sản. Những năm đầu, máy móc, thiết bị còn mới, giá trị sử dụng lớn nên lợi ích tạo ra cho kinh doanh lớn, chi phí sửa

chữa và bảo dưỡng lớn. Trong những năm sau, hao mòn hữu hình làm cho giá trị sử dụng của tài sản cố định giảm đi rõ rệt, lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản giảm, chi phí sửa chữa và bảo dưỡng lớn, lợi ích kinh tế thu được đã không cân bằng với chi phí bỏ ra. Phương pháp này cũng không thích hợp với những TSCĐ có hao mòn vô hình nhanh; TSCĐ cần thiết phải thu hồi nhanh hay những tài sản hoạt động thường xuyên liên tục như phương tiện vận tải. Theo em , kế toán nên lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp.

Ví dụ: Nhà cửa, vật kiến trúc hao mòn hữu hình cũng như hao mòn vô hình chậm,

kế toán có thể vẫn áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Với các loại TSCĐ là máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải có hao mòn hữu hình nhanh và thiết bị dụng cụ quản lý (nhất là các loại máy tính điện tử, các thiết bị tin học điện tử) có hao mòn vô hình nhanh thì kế toán nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để có thể thu hồi vốn sớm.

 Về phần mềm kế toán cần được nâng cấp để hoàn thiện với tốc độ phát triển. Khi nâng cấp, phần mềm cần đáp ứng một số vấn đề sau:

+ Phù hợp với quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/6/2003

+ Phần mềm có thể tự động trích hấu hao, tự động cập nhật vào sổ sách + Báo cáo cập nhật số liệu tại bất cứ thới điểm nào

 Về hoạt động sửa chữa

- Đối với sửa chữa nhỏ, phát sinh thường xuyên: Công ty nên kiểm nghiệm, xác định tình trạng kỹ thuật của từng TSCĐHH trước khi phê duyệt sửa chữa. Để đảm bảo tối đa hóa chi phí, phải có biên bản xác nhận của ban kiểm nghiệm về việc cần thiết thay thế thì lúc đó TSCĐHH đó mới được sửa chữa

- Đối với sửa chữa lớn:

Như với phương tiện vận tải, Công ty chủ yếu thuê ngoài tại các gara sửa chữa, để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí thì chi phí sửa chữa, bảo dưỡng phải được phân bổ cho nhiều kỳ. Căn cứ phân bổ là số km thực tế xe chạy trong tháng,

nhưng trước hết Công ty cần có quy định đối với tất cả lái xe. Khi sửa chữa tại các trung tâm, lái xe phải yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ lập giấy xác nhận quãng đường ước tính của xe vừa tham gia bảo dưỡng (tính đến lần sửa chữa bảo dưỡng tiếp theo). Kế toán tập hợp đầy đủ chứng từ về hoạt động sửa chữa và giấy xác nhận này làm căn cứ hạch toán phân bổ chi phí

 Cần phải xem xét lại cách đánh số hiệu tài khoản để điều chỉnh cho phù hợp. Theo em, DN nên mở các tài khoản chi tiết theo hướng đánh số lần lượt là 01, 02, 03… cho văn phòng và các đơn vị trực thuộc tạo sự thuận lợi và dễ quản lý hơn

 Lựa chọn và đầu tư xây dựng cơ bản có trọng điểm

Trong điều kiện hiện nay, với cơ chế quản lý kinh tế mới muốn tồn tại và phát triển được công ty phải ngừng mở rộng phạm vị hoạt động kinh doanh, mặt hàng kinh doanh. Chính vì vậy, trong những năm qua Công ty Thực Phẩm Hà Nội đã không ngừng cố gắng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên, trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thi trường. Việc đầu tư xây dựng cơ bản là cần thiết nhưng công ty nên có kế hoạch chi tiết để phân bổ nguồn vốn cho các công trình, dự án, đồng thời giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án. Phòng kế toán và phòng đầu tư nên có sự phối hợp chặt chẽ để đảm bảo công tác vận động vốn được nhanh chóng, kịp thời. Công ty nên ưu tiên các công trình nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, liên tục.

Trên đây là một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Thực Phẩm Hà Nội.

Một phần của tài liệu Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w