Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội (Trang 50 - 52)

- Thủ quỹ: kiêm kê, theo dõi tình hình thu chi thực tế quỹ tiền mặt của Công ty,

Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty

4.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước

Thứ 1: Bổ sung phương pháp đánh giá của IAS 16 trong việc xác định giá trị

TSCĐHH sau ghi nhận ban đầu vào Chuẩn mực kế toán số 03 (VAS03) để phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và tạo thuận lợi cho DN

Phương pháp thay thế (phương pháp đánh giá lại): TS được ghi nhận theo giá trị đã đánh giá lại, giá trị này được xác định bằng hiệu số giữa giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại và số khấu hao đã điều chỉnh theo giá tri đánh giá lại đó

Theo phương pháp đánh giá lại, việc đánh giá lại phải được thực hiện hợp lệ, DN phải thường xuyên đánh giá lại TS để giá trị còn lại của TS không khác biệt quá nhiều

với giá trị hợp lý của TS đó tại ngày lập BCĐKT. Khi đánh giá lại một TS thì DN cũng phải đánh giá lại tất cả các TS khác cùng loại

+ Việc đánh giá lại tăng sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu

+ Việc đánh giá lại giảm trước tiên sẽ tính vào thặng dư đánh giá lại trong vốn chủ sở hữu, số còn lại đưa vào lỗ, lãi. Khi TS đã được đánh giá lại bị thanh lý, phần thặng dư từ việc đánh giá lại trong vốn chủ sở hữu vẫn ở trong nguồn vốn chủ sở hữu, không chuyển sang hần lãi, lỗ.

Thứ 2: Lập dự phòng giảm giá TSCĐ

Mặc dù TSCĐ đầu tư dài hạn nhưng trong kinh doanh thì rủi ro do các điều kiện khách quan vẫn có thể xảy ra đối với TSCĐ. Chuẩn mực kế toán số 36 cũng đã quy định về việc tính toán các khoản giảm giá có thể xảy ra đối với TSCĐ. Theo em, để phù hợp với quá trình quốc tế hóa hiện nay thì nhà nước nên cho phép các DN được trích lập các khoản dự phòng giảm giá TSCĐ

+ Việc hạch toán trich lập thông qua TK 219 “ Dự phòng giảm giá TSCĐ ” Kết cấu của TK 219 như sau:

Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng

Bên có: Dự phòng giảm giá TSCĐ hiện có

Số dư bên có: Khoản dự phòng giảm giá TSCĐ hiện có cuối kỳ

+ Cuối năm niên độ kế toán căn cứ vào tình hình TSCĐ tại DN kế toán thực hiện trích lập dự phòng :

Nợ TK 811 Có TK 219

Thứ 3: Quy định về việc sử dụng, quản lý và trích khấu hao TSCĐ trong DN

thống nhất theo thông tư 203/2009/TT- BTC

Như đã trình bày ở phần 1.1 về tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Cùng một lúc có 2 quy định về chế độ quản lý TSCĐ vốn nhà nước (tạm gọi tắt là TSCĐ nhà nước) và TSCĐ của DN khác nói chung: Một là Thông tư số 33/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính

hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác; hai là Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao

TSCĐ. Theo cơ chế thị trường tất cả các thành phần kinh tế đều như nhau nhưng Nhà

nước lại ban hành quy định riêng cho DN Nhà nước tạo sự thiếu bình đẳng cho các DN khác. Cụ thể, TSCĐ của DN khác (ngoài nhà nước) chỉ có thể được trích khấu hao và tính vào chi phí trong kỳ khi trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tất cả TSCĐ nhà nước đều phải được tính trích khấu hao. Trong đó, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cố định chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác (Mục 1, Phần B, Chương II, Thông tư 33/2005/TT-BTC). Nếu là TSCĐ của DN 100% vốn nhà nước thì đã rõ, vấn đề là nếu TSCĐ nhà nước đầu tư vào DN khác thì việc quản lý cũng như cách hạch toán phức tạp hơn bởi đòi hỏi phải có sự phân biệt giữa các loại tài sản khác nhau tại DN. Trong thực tế điều này dễ gây tâm lý không bình đẳng giữa việc quản lý tài sản có mặt tại các DN.

Vì thế theo quan điểm của em, để tạo sự bình đẳng cho các DN khi tham gia vào thị trường chung nhất thiết Nhà nước nên thống nhất quy định về tính và trích khấu hao theo thông tư 203/2009/TT- BTC

Một phần của tài liệu Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w