Một số tồn tại trong công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Thực Phẩm Hà Nộ

Một phần của tài liệu Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội (Trang 46 - 48)

- Thủ quỹ: kiêm kê, theo dõi tình hình thu chi thực tế quỹ tiền mặt của Công ty,

Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty

4.1.2 Một số tồn tại trong công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Thực Phẩm Hà Nộ

4.1.2.1 Về tổ chức công tác kế toán

Mặc dù đội ngũ kế toán có trình độ nhưng khả năng ngoại ngữ còn hạn chế. Đây là một khó khăn lớn vì trong nền kinh tế hội nhập thế giới đều giao lưu hợp tác với các đối tác bạn hàng nước ngoài là khá thường xuyên, chỉ bằng nghiệp vụ kế toán chưa đủ. Kế toán viên cần phải có kỹ năng ngoại ngữ để hỗ trợ, tư vấn cho ban quản trị các vấn đề lien quan tới kế toán. Ví dụ: như khi công ty có nhu cầu cần mua TSCĐ nhập khẩu từ nước ngoài.

Vì sự phân công phân quyền rõ ràng và sự độc lập cao trong công việc của mỗi nhân viên kế toán có thể gây khó khăn cho hoạt động của Công ty. Đối với những vị trí quan trọng như kế toán tiền, thủ quỹ… có nhiều nghiệp vụ phát sinh và cần xử lý ngay. Khi các vị trí nay vắng mặt ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty

4.1.2.2 Về kế toán TSCĐHH

DN phân loại TSCĐHH theo ba cách ở trên là hợp lý. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các cấp quản trị thì TSCĐHH tại đơn vị nên có thêm các cách phân loại khác.

* Phương pháp khấu hao TSCĐHH:

Tại DN, tất cả các TSCĐ đều tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. PHương pháp này có những ưu điểm nhất định nhưng với đặc điểm TSCĐHH của DN thì phương pháp chưa hiệu quả và phù hợp.

* Phần mềm kế toán trong TSCĐHH không tự động điều chỉnh mức khấu hao khi có sự thay đổi mức khấu hao đối với tài sản đang sử dụng. Vậy với trường hợp này, kế toán TSCĐ phải sử dụng phương pháp thủ công để tính và phân bố số khấu hao này sau đó mới nhập vào máy. Điều này khiến cho sự chính xác và hiệu quả giảm sút. Thông tin về TSCĐ rất dàn trải và không liên tục trong quá trình theo dõi và thu thập thông tin.

* Trong công tác sửa chữa TSCĐHH

Công ty chưa có quy định cụ thể về mức độ và thời gian cho hoạt đông sửa chữa bảo dưỡng. Điều này dẫn đến có thể là nguyên nhân gây ra sự lãng phí do TSCĐ đang tận dụng được, chưa đến mức phải thay thế, sửa chữa.

* Tài khoản và vận dụng tài khoản

Do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên để quản lý và hạch toán thì kế toán đã mở các tài khoản cấp 3, 4, 5. Tuy nhiên việc mở nhiều tài khoản như thế này lại gây ra sự nhầm lẫm và phức tạp.Nó được thể hiện ở chỗ là không mở tài khoản chi tiết cho các đơn vị trực thuộc mà gộp vào một chỉ tiêu chung như chỉ tiêu phân bổ cho các đơn vị kinh doanh độc lập được phân bổ chung vào tài khoản 632 (632071). Việc không phản ánh chi tiết dẫn đến việc theo dõi không thuận tiện tình hình tài sản ở từng đơn vị tại Công ty

* Đầu tư xây dựng

Hiện nay, Công ty đang triển khai, thực hiện một số dự án xây dựng cơ bản, mở rộng quy mô sản xuất như tiến hành dự án đầu tư xây dụng Nhà máy chế biến thực phẩm

xuất khấu Nam Định(tại khu công nghiệp Hòa Xá – Nam Định), xây dựng và phát triển cửa hàng tự chọn HANOI FOOD …Tuy vậy, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn vay Ngân hàng và huy động từ các nguồn khác. Công tác đầu tư, xây dựng cơ bản nhiều công trình được thực hiện cùng lúc sẽ khiến cho kế toán TSCĐHH và đầu tư xây dựng cơ bản khó khăn trong việc tập hợp chi phí, quyết toán vào giá trị công trình.Vì vậy, Công ty nên xem xét lựa chọn đầu tư có trọng điểm để giảm bớt khó khăn khi huy động vốn lưu động phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc hạn chế việc ứ đọng vốn, làm vòng quay của vốn bi chậm.

* Cách hạch toán nghiệp vụ tăng TSCĐHH do điều chuyển nội bộ chưa hợp lý Hiện nay, nghiệp vụ tăng TSCĐHH do điều chuyển nội bộ từ Tổng Công ty Thương Mại xuống cho Công ty, kế toán vẫn phài hạch toán tăng khoản phải trả nội bộ

Nợ TK 211 Có TK 3362

Cách hạch toán này không phù hợp với chế độ vì chế độ quy định khi Tổng Công ty chuyển TSCĐ cho các đơn vị bằng TSCĐ ghi:

+ Tại Tổng Công ty ghi: Nợ TK 136

Có TK 211

+ Tại Công ty nhận TS về ghi: Nợ TK 211

Có TK 411

Một phần của tài liệu Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w