VI Hệ số tăng trưởng.
1.3.5. Đánh giá công tác quản lý rủi ro tại CN.
*Kết quả đạt được:
- Công tác đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án đã được tiến hành nghiêm túc và chặt chẽ.
- Chất lượng đánh giá rủi ro tương đối tốt, phần lớn các dự án đã và đang phát huy hiệu quả.
- Nội dung đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án khá chi tiết và toàn diện từ đánh giá rỉ ro đối với chủ đầu tư đến dự án đầu tư và rủi ro tín dụng.
- Phương pháp đánh giá rủi ro đã được các cán bộ tín dụng sử dụng linh hoạt và sang tạo.
- Các cán bộ tín dụng năng động, tác phong chuyên nghiệp và thường xuyên được chi nhánh gửi đi đào tạo, bồi dưỡng chyên môn.
*Những hạn chế cón tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý rủi ro dự án vẫn còn tồn tại một số bất cập sau:
- Đối với dụ án, việc phân tích và đánh giá độ nhạy của dự án không được thực hiện cho nên quá trình đánh giá hiệu quả của dự án mới chỉ dừng lại ở việc xem xát ở trạng thái tĩnh, không đi sâu xem xét những thay đổi có thể có của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án trong điều kiện biến đổi của nền kinh tế và của thị trường.
- Một số dự án mới chỉ dự báo khi một biến thay đổi chưa dự báo được khi nhiều biến thay đổi.
- Đội ngũ cán bọ còn hạn chế về mặt trình độ, thiếu kinh nghiệm, thực tế phần lớn là cán bộ trẻ.
- Khi đánh giá rủi ro về mặt thị trường và kỹ thuật thường cán bộ tín dụng đánh giá theo cảm tính và chỉ dựa vào hồ sơ của dự án vay vốn.