Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Báo cáo về tình hình hoạt động đầu tư của ngân hàng HD (Trang 44 - 45)

VI Hệ số tăng trưởng.

2. Đánh giá tình hình quản lý đầu tư tại HDbank Hà Nội.

2.2. Hạn chế và nguyên nhân.

2.2.1. Hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng,công tác thẩm định và quản lý rủi ro vẫn còn một số hạn chế đang tồn tại và yếu kém.

Thứ nhất, nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh tăng cả về số tương đối và tỷ trọng. Năm 2009, nợ quá hạn và nợ xấu của nhi nhánh là 47,746 triệu đồng và 43,717 triệu đồn, tăng xấp xỉ 5% so với năm 2008. Tỷ trọng nợ xấu có giảm xuống vào năm 2010 và năm 2011, tỷ trọng nợ xấu giảm xuống còn 1.31% năm 2011, còn tỷ trọng nợ quá hạn tăng lên 2.45% . Điều này cho thấy những thiếu sót trong công tác thẩm định và theo dõi nợ, đặc biệt là công tác thanh tra, giám sát các TCKT chưa được nhấn mạnh.

Thứ hai, chưa có sự phân công rõ dàng về chức năng giữa chuyên viên khách hàng và chuyên viên thẩm định. Nhiều khi chuyên viên khách hàng phải đảm nhiệm luôn công việc thẩm định dự án. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thẩm định.

Thứ ba, trình độ cán bộ nhân viên chưa thực sự đồng đều ,còn thiếu kinh nghiệm.

Thứ tư, Các phương pháp thẩm định đã được CBTĐ ở Chi nhánh vận dụng rất tốt, tuy nhiên còn một số phương pháp như phương pháp dự báo, phân tích độ nhạy vẫn chưa được sử dụng một cách cụ thể, chủ yếu là dựa vào các hồ sơ mà khách hàng đưa ra. Thêm vào đó, các phương pháp được áp dụng chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống, không đổi mới sáng tạo nên khó đáp ứng được trong tình hình hiện nay.

Cuối cùng, các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng tuy đã được xây dựng và xác định song chưa thực sự rõ ràng và rời rạc. Công cụ đánh giá rủi ri chủ yếu còn dựa trên đánh giá chủ quan của nhà quản lí.

Một phần của tài liệu Báo cáo về tình hình hoạt động đầu tư của ngân hàng HD (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w