Kế hoạch chỉ đạo sản xuất (hệ thống kế hoạch hàng tháng, quý).

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty mẹ - Tổng công ty Giấy Việt Nam (Trang 38 - 40)

- Đánh giá về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất

2.2.4.2. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất (hệ thống kế hoạch hàng tháng, quý).

Cán bộ kế hoạch căn cứ vào kế hoạch sản xuất tổng thể, căn cứ vào các biểu định mức sản xuất, định mức chi phí từ các nhà máy hóa chất, nhà máy điện, nhà máy giấy và xí nghiệp vận tải, xí nghiệp bảo dưỡng để tính toán ra các chỉ tiêu kế hoạch từng quý, từng tháng cho từng phân xưởng, từng nhà máy. Sau khi thống nhất và xin phê duyệt được kế hoạch quý, tháng; bản kế hoạch này sẽ được chuyển xuống triển khai tại các nhà máy xí nghiệp liên quan.

Đối chiếu với cơ sở lý luận đề cập ở chương 1: yêu cầu về nội dung của bản kế hoạch chỉ đạo sản xuất thực thụ là sẽ chi tiết các chỉ tiêu sản lượng ra theo từng tháng từng quý, hoặc là sẽ chi tiết theo từng dòng sản phẩm nhỏ, mục đích cuối cùng là có thể “chỉ đạo được sản xuất” chứ không chung chung như kế hoạch tổng thể. Trên cơ sở đó, nhìn vào bản kế hoạch chỉ đạo sản xuất của công ty mẹ- Tổng công ty Giấy Việt Nam

(bảng mẫu 2.6) chỉ tiêu “Giấy các loại” trong bản kế hoạch tổng thể (kế hoạch năm) đã

được phân bổ thành chỉ tiêu cụ thể với giấy cuộn, giấy chế biến, giấy in viết các loại; và cũng phân bổ chi tiêu năm ra cho từng tháng, từng quý. Về cơ bản, các chỉ tiêu này đã sử dụng để “chỉ đạo được” đối với nhà máy Giấy.

Ngoài ra, công ty mẹ còn có các xí nghiệp, nhà máy sản xuất nguyên liệu đầu vào trực tiếp cho quá trình sản xuất Giấy; có vùng nguyên liệu là nguồn cung cấp gỗ chủ yếu cho quá trình sản xuất. Các chỉ tiêu cụ thể về sản lượng điện, nước, xút, clo…cũng được phản ánh trong kế hoạch chỉ đạo sản xuất, trực tiếp giúp nhà máy điện , nhà máy hóa chất tự chủ được lượng mình cần sản xuất trong tháng, trong quý kế hoạch. Thêm vào đó, chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu tiêu thụ tại các chi nhánh cũng được đề cập theo tháng- quý. Có thể nói đây là một ưu điểm đáng kể của bản kế hoạch sản xuất tại công ty mẹ - Tổng công ty Giấy Việt Nam. Qua chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu tiêu thụ ta có thể thấy rất rõ mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, từ đó nhìn thấy công ty mẹ- Tổng công ty Giấy Việt Nam đã có sự quan tâm tới thị trường trong quá trình sản xuất.

Xí nghiệp bảo dưỡng, xí nghiệp vận tải cũng có chỉ tiêu được lượng hóa cụ thể, gồm: chi phí vật tư cần cho bảo dưỡng, lượng hàng cần vận chuyển, lượng hàng cần luân chuyển theo cả đường thủy và đường bộ. Xét về quy trình sản xuất thì các yếu tố này không trực tiếp nằm trong quy trình, trong bản kế hoạch chỉ đạo sản xuất không cần các chỉ tiêu này. Tuy nhiên, do công ty mẹ không có hệ thống kế hoạch Marketing (như kế hoạch bán hàng, kế hoạch phân phối sản phẩm theo kênh phân phối, kế hoạch giá thành…) nên các chỉ tiêu này được lồng vào kế hoạch chỉ đạo sản xuất, nó giúp công ty mẹ trả lời luôn câu hỏi về chi phí, để tính toán doanh thu. Có sự lồng ghét này là do công ty mẹ chưa có phòng Marketing hoạt động độc lập. Theo em việc lồng ghép này cũng không có ảnh hưởng xấu tới bản kế hoạch chỉ đạo sản xuất tháng- quý của công ty.

Bảng mẫu 2.6.

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty mẹ - Tổng công ty Giấy Việt Nam (Trang 38 - 40)