- Đánh giá về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
2.2.3.2. Quy trình lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất (kế hoạch tháng, quý).
Căn cứ vào kế hoạch tổng thể đã duyệt, phòng kế hoạch (tại Phú Thọ) tiếp tục lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất chi tiết theo từng quý, từng tháng cho từng phần xưởng, nhà máy cụ thể của công ty Mẹ thể hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị lập kế hoạch
Phòng kế hoạch nhận biểu định mức sản xuất, định mức chi phí từ nhà máy hóa chất, nhà máy điện, nhà máy giấy, từ xí nghiệp vận tải và xí nghiệp bảo dưỡng. Nhận báo cáo tiêu thụ sản phẩm từ phòng kinh doanh.
Cán bộ kế hoạch căn cứ vào các chỉ tiêu đã phê duyệt từ bản kế hoạch tổng thể, kết hợp với các hệ số định mức, các hệ số công suất để phân bổ sản lượng cần sản xuất cho từng quý, từng tháng, với từng nhà máy nhỏ. Sử dụng giá cố định của năm 1994 để quy đổi ra giá trị. Dựa vào định mức chi phí của xí nghiệp bảo dưỡng, xí nghiệp vận tải để cụ thể hóa cả chi phí kỳ kế hoạch. Ngoài ra, trong bản kế hoạch sản xuất này Công ty mẹ- tổng công ty Giấy Việt Nam còn đưa thêm cả chỉ tiêu dự kiến tiêu thụ sản phẩm theo từng nhánh phân phối dựa trên báo cáo tiêu thụ kỳ trước và đơn đặt hàng của khách tập hợp từ phòng kinh doanh.
Bước 3: Tiếp tới phòng kế hoạch sẽ thống nhất ý kiến, xin phê duyệt của
trưởng phòng kế hoạch, của ban giám đốc và gửi các nhà máy, xí nghiệp liên quan kế hoạch chỉ đạo sản xuất.
Cũng như với kế hoạch sản xuất tổng thể, quy trình lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất cũng chưa thu hút được sự nhập cuộc của các bộ phận liên quan, thông tin thu thập một chiều. Thiếu vắng những buổi các phòng ban ngồi cũng nhau để thảo luận -bàn bạc,cùng nhau đưa ra chỉ tiêu, đưa ra các khúc mắc cùng thảo luận. Đặc biệt với kế hoạch chỉ đạo sản xuất thì việc ngồi bàn tròn thảo luận của các phòng ban là vô cùng quan trọng, có thể đánh giá một các chủ quan là “sự tham gia” trong bản kế hoạch chỉ đạo sản xuất chiếm vai trò cao hơn cả trong kế hoạch sản xuất tổng thể. Vì cuối cùng, các phòng ban, các thành viên lao động của công ty sẽ là người thực hiện kế hoạch chỉ đạo sản xuất. Nếu như cũng có họ tham gia trong quá trình xây dựng kế hoạch đó, sẽ giúp họ tiếp nhận thông tin chủ động hơn, việc trao đổi thông tin dễ dàng hơn. Sự tham gia của các thành viên trong công tác lập kế hoạch còn tác động tới ý thức thực hiện kế hoạch, người lao động sẽ có cảm giác kế hoạch của công ty cũng chính là kế hoạch của bản thận họ vì họ cũng tham mưu để đưa ra kế hoạch này. Từ đó mà kế hoạch sẽ hiệu quả hơn, xác thực hơn.
Bởi vậy, trong quy trình lập kế hoạch của công ty mẹ- Tổng công ty Giấy Việt Nam cần bổ sung các buổi thảo luận ở bước 1 và bước 3. Với bước một không chỉ là nhận báo cáo, mà cần tổ chức họp bàn giữa phòng kế hoạch và các phòng ban để đánh giá- chọn ra căn cứ quan trọng lập kế hoạch, để đưa ra các con số dự báo của kỳ kế hoạch… Trong bước 3 cũng cần bổ sung các buổi bàn giao chỉ tiêu kế hoạch, có lắng nghe ý kiến phản hồi lại từ các phòng ban về chỉ tiêu kế hoạch đưa xuống trước khi triển khai.
2.2.4. Nội dung: