0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Theo dõi và hạch toán kịp thời các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 35 -38 )

bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu tại PVFC theo đúng quy định.

Hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với một Doanh nghiệp thực hiện theo hạn mức đầu tư trái phiếu được HĐQT PVFC phê duyệt hàng năm và giới hạn đầu tư được quy định tại Quy chế đầu tư của PVFC.

Hạn mức bảo lãnh phát hành (HMBLPH) được tính như sau:

HMBLPH = Tổng giá trị trái phiếu phát hành (*) – Tổng giá trị trái phiếu các nhà đầu tư cam kết mua trước khi phát hành – Giá trị PVFC đã đầu tư trái phiếu phiếu doanh nghiệp của tổ chức phát hành.

(*) Tổng giá trị trái phiếu phát hành = số lượng trái phiếu phát hành x mệnh giá trái phiếu.

2.1.9 Yêu cầu về tổ chức phát hành được PVFC xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp

hành trái phiếu doanh nghiệp

2.1.9.1. Tổ chức phát hành trái phiếu thuộc đối tượng đầu tư được quy định cụ thể

tại Điều 6 - Quy chế đầu tư của PVFC hoặc mục đích phát hành trái phiếu huy động vốn của tổ chức phát hành phù hợp với lĩnh vực ngành nghề định hướng đầu tư của PVFC tại thời điểm xem xét bảo lãnh phát hành.

2.1.9.2. Đáp ứng các điều kiện đầu tư được quy định cụ thể tại Điều 9 - Quy chế

đầu tư của PVFC.

2.1.9.3. Có tài sản bảo đảm được quy định cụ thể tại Điều 9 – Quy định này.

2.2.1 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu Doanh nghiệp tại PVFC được thực hiện theo trình tự gồm 7 bước sau :

được thực hiện theo trình tự gồm 7 bước sau :

Bước 1: Tiếp cận khách hàng

- Các chuyên viên xây dựng kế hoạch, phương án tiếp cận khách hàng dựa trên các thông tin thu thập được:

• Đối với khách hàng quen thuộc, truyền thống có thể tiếp cận Dự án cụ thể trực tiếp qua các bộ phận liên quan của khách hàng và các nguồn khác.

• Đối với khách hàng mới, ngoài việc tiếp cận, tìm hiểu dự án thông qua các nguồn thông tin khác nhau, Ban Đầu tư sẽ nghiên cứu các thông tin khách hàng ( loại hình doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, mục đích phát hành trái phiếu,…) làm cơ sở quyết định chào dịch vụ.

- Sau khi có các thông tin về khách hàng, Ban Đầu tư chuẩn bị các nội dung và tài liệu để tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Tài liệu để tiếp xúc khách hàng gồm có:

• Các thông tin về PVFC.

• Các dịch vụ mà PVFC đã cung cấp trong đó tập trung vào dịch vụ liên quan đến phát hành trái phiếu.

• Các tài liệu liên quan đến dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu như Hợp đồng mẫu, nội dung các công việc mà PVFC sẽ thực hiện với dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu.

- Nội dung tiếp cận khách hàng:

• Tìm hiểu về khả năng và nhu cầu dịch vụ của khách hàng.

• Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng.

• Tìm hiểu cụ thể về nhu cầu tài chính của dự án cần huy động vốn bằng công cụ trái phiếu.

• Tìm hiểu cụ thể về kế hoạch sử dụng dòng tiền huy động từ trái phiếu, dòng tiền trả lãi và gốc trái phiếu.

Bước 2: Lập phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 35 -38 )

×