nghĩa vụ trả nợ đối với PVFC.
- Đại lý phát hành: là các tổ chức thực hiện việc bán trái phiếu cho nhà đầu tư theo sự uỷ quyền của tổ chức phát hành.
2.1.2 Nguyên tắc thực hiện ( Điều 4)
2.1.2.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định khác có liên quan của PVFC.
2.1.2.2. Việc bảo lãnh phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc không có xung đột lợi ích với PVFC, bao gồm xung đột lợi ích với các đợt phát hành trái phiếu ra thị trường của PVFC.
2.1.2.3. PVFC có thể là tổ chức duy nhất cung cấp các dịch vụ bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp trái phiếu hoặc kết hợp với một hoặc nhiều tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nếu có.
Trường hợp có nhiều tổ chức cùng bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu cho một doanh nghiệp thì các tổ chức đồng bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán phải thoả thuận rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên và được sự thống nhất của tổ chức phát hành.
2.1.2.4. Thời hạn bảo lãnh: Tối đa không quá thời hạn của trái phiếu được bảo lãnh. 2.1.2.5. PVFC chỉ bảo lãnh phát hành trái phiếu khi tổ chức phát hành có tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 9 dưới đây.
2.1.3 Tài sản bảo đảm ( Điều 5)
2.1.3.1. Loại tài sản được phép nhận làm bảo đảm cho việc bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu của tổ chức phát hành hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu của tổ chức phát hành
Để được PVFC xem xét bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu doanh nghiệp, Tổ chức phát hành phải cầm cố/thế chấp một số lượng tài sản nhất định cho PVFC.
Loại tài sản được chấp nhận bao gồm: o Bất động sản;
o Tiền mặt, tiền gửi và các loại chứng từ có giá; o Chứng khoán.
Quy định chi tiết về điều kiện nhận tài sản bảo đảm thực hiện theo Quy chế tín dụng hiện hành của PVFC.
Việc nhận tài sản khác danh mục tài sản nêu trên làm tài sản bảo đảm cho việc bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu của tổ chức phát hành do Hội đồng quản trị xem xét chấp thuận.
2.1.3.2. Định giá tài sản đảm bảo
- Việc định giá tài sản đảm bảo cho khoản bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán được thực hiện theo quy định của PVFC.
- Ngoài ra, PVFC có thể thuê một tổ chức chuyên ngành độc lập để định giá tài sản đảm bảo đối với những tài sản hình thành trong tương lai khi có yêu cầu của Tổng Giám đốc.
2.1.3.3. Giá trị tài sản đảm bảo:
- Đối với tài sản bảo đảm là bất động sản: Tổng giá trị bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu của Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn nhỏ hơn hoặc bằng (<=) 70% tổng giá trị tài sản bảo đảm theo định giá của PVFC.
- Đối với tài sản bảo đảm là tiền mặt, tiền gửi và các loại chứng từ có giá: Tổng giá trị bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu của Doanh nghiệp phải đảm
bảo luôn nhỏ hơn hoặc bằng (<=) 100% tổng giá trị tài sản bảo đảm theo định giá của PVFC.
- Đối với tài sản bảo đảm là chứng khoán: tuỳ thuộc loại chứng khoán cầm cố và thị giá chứng khoán do PVFC định giá tại thời điểm xem xét bảo lãnh phát hành/bảo lanhc thanh toán trái phiếu sẽ xác định tổng giá trị bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu của Doanh nghiệp so với tổng giá trị tài sản bảo đảm theo Quy định nguyên tắc xây dựng Danh mục chứng khoán mua kỳ hạn, Danh mục chứng từ có giá và chứng khoán nhận cầm cố của PVFC.
2.1.3.4. Ký hợp đồng cầm cố/thế chấp tài sản bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm đảm
- Thủ tục ký kết Hợp đồng cầm cố/thế chấp tài sản bảo đảm và đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm phải hoàn thành chậm nhất trước Ngày chào bán chính thức trái phiếu của Tổ chức phát hành đó.
- Trong trường hợp giao dịch phát hành trái phiếu bị tạm hoãn theo thoả thuận của các bên, Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm sẽ được giải chấp nếu có đề nghị của Tổ chức phát hành hoặc Bên bảo đảm.
2.1.4 Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu (Điều 6)
Phí bảo lãnh phát hành được xác định theo từng trường hợp cụ thể trên cơ sở thoả thuận với tổ chức phát hành do đơn vị thực hiện nghiệp vụ đề xuất.
Căn cứ xác định mức phí: - Tổng khối lượng trái phiếu phát hành;
- Loại trái phiếu phát hành (trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu không chuyển đổi);
- Tính hấp dẫn của dự án huy động từ nguồn Trái phiếu; - Chính sách khách hàng của PVFC;
- Đối tượng nhà đầu tư: nhà đầu tư trong nước, nước ngoài; - Điều kiện thị trường;
- Các loại phí liên quan như (thuê định giá tài sản đảm bảo, thuê tư vấn luật,…)
2.1.5 Thẩm quyền phê duyệt ( Điều 7)
- Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo hạn mức phân cấp phê duyệt đầu tư do PVFC quy định theo từng thời kỳ và phù hợp với các điều khoản quy định trong Quy chế đầu tư của PVFC. - Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo lãnh thanh toán trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo hạn mức phân cấp phê duyệt tín dụng do PVFC quy định theo từng thời kỳ và phù hợp với các điều khoản quy định trong Quy chế tín dụng của PVFC.
2.1.6 Quy định về Hợp đồng bảo lãnh (Điều 8)
- Bộ phận Pháp chế Tổng Công ty là đơn vị chủ trì xây dựng hợp đồng bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu trên cơ sở về quy định bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu của PVFC và các quy định của pháp luật hiện hành.
- Các đơn vị thực hiện nghiệp vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ phận Pháp chế để hoàn thiện hợp đồng bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu.
2.1.7 Trách nhiệm của các đơn vị liên quan (Điều 9)2.1.7.1. Ban Thẩm định: 2.1.7.1. Ban Thẩm định:
Thực hiện công tác thẩm định, đánh giá về mặt rủi ro của phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp và định giá tài sản đảm bảo đảm bảo PVFC thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu của Doanh nghiệp theo đúng quy định về thời gian, quy trình công việc. Thực hiện thẩm định bao gồm nhưng không hạn chế các nội dung sau:
a) Đánh giá, thẩm định tính pháp lý của tổ chức phát hành và dự án đầu tư, kế hoạch huy động vốn;
b) Đánh giá chung về khách hàng
c) Thẩm định tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
d) Phân tích đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Phương án huy động vốn trái phiếu, Khả năng thanh toán gốc lãi của khách hàng để xác định hình thức bảo lãnh phù hợp đối với mục đích phát hành trái phiếu để đầu tư dự án; hoặc phân tích đánh giá kế hoạch tăng vốn, khả năng trả nợ, … đối với mục đích phát hành trái phiếu để tăng quy vốn vốn hoạt động
đ) Đánh giá về tài sản bảo đảm theo Quy định;
e) Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro g) Các nội dung khác (nếu có).
2.1.7.2. Bộ phận thực hiện nghiệp vụ:
- Thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, các nội dung tại Quy định này và và các quy định khác có liên quan;
- Trường hợp Bên nhận bảo lãnh xuất trình yêu cầu PVFC thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Bộ phận thực hiện nghiệp vụ phải kiểm tra, xác minh tình hình tài chính của Tổ chức phát hành có đối chiếu với các điều kiện bảo lãnh trong cam kết bảo lãnh để đề xuất việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của PVFC phù hợp và đúng quy định của Pháp luật.
2.1.7.3. Ban Quản trị rủi ro:
- Theo dõi, tổng hợp, phân tích các giới hạn đảm bảo an toàn có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu doanh nghiệp.
- Xây dựng, chỉnh sửa quy định của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế triển khai tại PVFC.
2.1.7.4. Bộ phận pháp chế - Văn phòng:
- Cập nhật các văn bản pháp luật liên quan (nếu có);
- Chịu trách nhiệm kiểm soát mẫu hợp đồng bảo lãnh phát hành đúng các qui định hiện hành của pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho PVFC trên cơ sở có sự thống nhất với các bên liên quan.
- Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất việc thuê hoặc không thuê Tổ chức tư vấn pháp luật độc lập tư vấn cho các giao dịch bảo lãnh phát hành/bảo lãnh thanh toán trái phiếu.
- Trường hợp thuê Tổ chức tư vấn pháp luật độc lập:
+ Thực hiện các thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn luật theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan đàm phán, thương thảo hợp đồng thuê dịch vụ với đơn vị tư vấn luật được lựa chọn.
- Trường hợp không thuê Tổ chức tư vấn pháp luật độc lập: Thẩm định về mặt pháp lý đối với các tài liệu phát hành liên quan.
2.1.7.5. Ban Tài chính kế toán:
- Xây dựng Biểu phí dịch vụ bảo lãnh thanh toán trái phiếu doanh nghiệp cho từng thời kỳ;