Quan điểm của Đảng và Nhà nớc về mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoạ

Một phần của tài liệu Thương mại quốc tế và chiến lược hướng về xuất khẩu (Trang 74 - 76)

Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học công nghệ sẽ có bớc nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lợng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nớc tham gia. Nớc ta lại nằm ở khu vực Châu á - Thái Bình Dơng một trong những khu vực có tốc độ tăng trởng kinh tế cao nhất thế giới. Tuy nhiên nền kinh tế khu vực cũng dã chững lại sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Những đặc điểm đó của nền kinh tế thế giới và khu vực đã đặt nền kinh tế Việt Nam trớc những cơ hội lớn và thách thức cũng lớn.

Nắm bắt cơ hội, vợt qua thử thách, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam trong giai đoạn này. Quyết tâm đó đợc thể hiện qua đờng lối kinh tế của Đảng ta là: “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đa nớc ta trở thành một nớc công nghiệp; u tiên phát triển lực lợng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hớng xã hội

chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” (Trích

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ơng Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng).

Có thể thấy vai trò của kinh tế đối ngoại đợc Đảng và Nhà nớc rất coi trọng. Điều này đ- ợc thể hiện rõ trong chiến lợc phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 ( Báo cáo của Ban chấp hành trung ơng Đảng tại Đại hội Đảng IX) thể hiện ở các mặt sau:

Trớc hết là ở quan điểm phát triển : gắn chặt việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ đọng hội nhập kinh tế quốc tế. Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vào khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, và bảo vệ môi trờng. Chính phủ cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp khẩn trơng xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chơng trình hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế – xã hội, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Đảng và Nhà nớc cũng đánh giá cao vai trò của việc mở rộng và nâng cao hiều quả của kinh tế đối ngoại. Đây là một trong bốn nhiệm vụ quan trọng góp phần vào việc hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trờng và định hớng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại mà Đảng đề ra là:

- Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hớng đa phơng hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nớc ta và bảo đảm

thực hiện những cam kết trong quan hệ song phơng và đa phơng nh AFTA, APEC, hiệp định thơng mại việt Mỹ, tiến tới gia nhập WTO.

- Nhà nớc có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị tr- ờng quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lợng trí tuệ, hàm lợng công nghệ cao. Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản. Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hoá sản xuất trong nớc.

- Chủ động tích cực thâm nhập thị trờng quốc tế, chú trọng thị trờng các trung tâm kinh tế thế giới, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trờng mới.

- Khuyến khích ngời Việt Nam định c ở nớc ngoài về nớc đầu t kinh doanh.

Trong phơng hớng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 – 2010 mục tiêu và nhiệm vụ của kinh tế đối ngoại là: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trờng đã có và mở rộng thêm thị trờng mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phơng và đa phơng”. Chỉ tiêu định hớng phát triển trong giai đoạn này đối với kinh tế đối ngoại là: Tổng kim ngạch xuất khẩu gia tăng 16%/năm (tốc độ tăng gấp đôi GDP)

Một phần của tài liệu Thương mại quốc tế và chiến lược hướng về xuất khẩu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w