.1 Mối anh gia Ta n, Vin kiểm s tio ms

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ bị can bị cáo người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng (Trang 57 - 59)

Giai đoạn xét xử được xem là giai đoạn thể hiện sự tình nghi của cơ quan tiến hành tố tụng với bị cáo là cao nhất. Bởi vì khi đến giai đoạn xét xử, mặc dù người đó chưa bị coi là có tội nhưng họ đang chuẩn bị phải đối mặt với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố họ và bị Tòa án đưa ra xét xử (khoản 2 Điều 176 BLTTHS). Mặc dù ở giai đoạn truy tố, tất cả chứng cứ buộc tội bị can đều được làm rõ nhưng việc Tòa án đồng tình với sự nghi ngờ của Viện kiểm sát nên quyết định đưa vụ án ra xét xử là thể hiện sự nghi ngờ đạt đến mức cao nhất. Vì thế khi bị cáo đã bị đưa ra xét xử gần như phải chịu một mức án cụ thể tương ứng với hành vi phạm tội. Tuy nhiên, không phải vì thế mà không có trường hợp ngoại lệ, tức là nhờ việc Tòa án đưa ra xét xử mà sự nghi ngờ của cơ quan tiến hành tố tụng với bị cáo cao nhất được thể hiện bằng một bản án gắn với tội danh và mức hình phạt cụ thể. Nhưng cũng có trường hợp, từ sự nghi ngờ cao nhất lại đột phá theo một hướng mới là chứng minh sự nghi ngờ của cơ quan tiến hành tố tụng với bị cáo chỉ bằng con số không. Một ví dụ điển hình là tại phiên xét xử sơ thẩm lần ba k án “Vườn mít”, Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo Lê Bá Mai vô tội – người từng phải đối mặt với hai lần bị tuyên tử hình40. Thế mới thấy, chính lúc nghi ngờ đạt đến đỉnh điểm cũng là lúc có thể giảm xuống đến mức thấp nhất. Theo đó, quan hệ giữa bị cáo với cơ quan tiến hành tố tụng cũng thay đổi từ quan hệ quyền lực bắt buộc giữa cơ quan đại diện công lý với người phạm tội được chuyển biến sang quan hệ giữa cơ quan Nhà nước với công dân.

Trong giai đoạn xét xử, pháp luật tố tụng hình sự tiếp tục ghi nhận các quyền của bị cáo như được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, được tham gia phiên tòa, được giải thích quyền và nghĩa vụ, quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người phiên dịch… (khoản 2 Điều 50 BLTTHS). Các quyền này nhằm tạo cơ sở để bị cáo thực hiện quyền đặc biệt là được bình đẳng với Kiểm sát viên khi đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và tranh luận dân chủ trước Tòa án. Đây là một quy định tiến bộ bảo đảm cho bị cáo thực hiện được quyền bào chữa. Bởi đây là giai đoạn mà tất cả những vấn đề đã được chuẩn bị trước đó đều được đem ra xem xét một cách công khai, toàn diện. Mặt khác, thông qua phiên xét xử Tòa án sẽ ra phán quyết một người có hay không có tội, là cơ hội để bị cáo được bào chữa và đưa ra chứng cứ để gỡ tội. Bởi bị cáo mới là người hiểu rõ nhất về sự việc xảy ra vì thế họ mới là người có thể đưa ra nhiều vấn đề mà thậm chí cơ quan tiến hành tố tụng cũng chưa xem xét đến. Mặt khác, không phải lúc nào người bào chữa cũng tham gia để bảo vệ

40

Hữu Vinh, Tiền Phong, ị cáo vụ ỳ án vườn mít đư c tuy n v t i, http://www.tienphong.vn/phap-

quyền lợi cho bị cáo. Chính vì thế, quy định cho bị cáo được bình đẳng với Kiểm sát viên nhằm giúp bị cáo tự đưa ra quan điểm để bảo vệ mình trước sự buộc tội của Viện kiểm sát tại phiên tòa.

Việc quy định bị cáo được bình đẳng với Kiểm sát viên trong việc tranh luận đưa ra chứng cứ sẽ tạo điều cho bị cáo được tự tin đưa ra những tình tiết để chứng minh mình không phạm tội hoặc để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đây cũng là cách để cân bằng quyền lợi giữa hai bên không cân xứng với nhau về địa vị trong trường hợp mang tính quyết định đối với số phận của bị cáo.

Theo quy định tại Điều 19 BLTTHS thì “Kiểm sát vi n, bị cáo, người bào ch a, … đều c uyền bình đ ng trong việc đưa ra ch ng c , tài liệu, đồ vật, đưa ra y u cầu và tranh luận ân chủ trư c Tòa. Tòa án c trách nhiệm tạo điều iện cho h thực hiện các uyền đ nh m làm rõ sự thật hách uan của vụ án”. Quy định trên cho ta thấy bị cáo có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật tại phiên tòa như sổ sách, hóa đơn, chứng từ, những số liệu, báo cáo có liên quan đến vụ án hình sự, những đồ vật mà người phạm tội sử dụng trong công tác có liên quan đến vụ án v.v.. Những tài liệu, đồ vật mà bị cáo đưa ra tại phiên tòa thông thường có ý nghĩa gỡ tội, chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc chứng minh những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Mặt khác, theo quy định tại Điều 217 BLTTHS thì quyền bình đẳng của bị cáo khi tranh luận là khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội bị cáo căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa thì bị cáo cũng có quyền trình bày lời bào chữa để phán bác lại. Bị cáo có quyền trình bày quan điểm của mình về bản cáo trạng, có thể đưa ra những luận cứ để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ cáo trạng (khoản 2 Điều 209 BLTTHS). Đối với những điểm mà bị cáo trình bày không logic, có mâu thuẫn thì Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm để làm rõ. Bên cạnh đó, khi tiến hành đối đáp trong thủ tục tranh luận, theo tinh thần của Điều 218 BLTTHS thì bị cáo có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận đối với từng ý kiến. Bị cáo còn có quyền đưa ra những đề nghị như yêu cầu hoãn phiên tòa, yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, yêu cầu đưa thêm vật chứng và đồ vật, tài liệu ra xem xét; yêu cầu xem biên bản phiên tòa và yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên bản v.v.. Hội đồng xét xử phải xem xét và giải quyết yêu cầu của bị cáo. Nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của bị cáo thì phải thông báo rõ lý do của sự bác bỏ yêu cầu đó. Từ những quy định trên có thể thấy, Hội đồng xét xử đóng vai trò như một trọng tài với nhiệm vụ xem xét ý kiến giữa hai bên để đưa ra phán quyết đúng đắn. Vì thế, bị cáo đại diện cho bên gỡ tội có quyền bình đẳng với bên buộc tội là Viện kiểm sát để cùng nhau tranh luận làm sáng tỏ sự thật của vụ án chứ

không bình đẳng với Hội đồng xét xử vì chủ thể này không có chức năng buộc tội. Vì vậy, Hội đồng xét xử phải công minh để tạo điều kiện cho người bào chữa bình đẳng với Viện kiểm sát trong việc tranh luận trước tòa. Nếu quyền này không được đảm bảo thì việc quy định bị cáo được tranh luận không còn ý nghĩa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Hội đồng xét xử sẽ ra một bản án thiếu sức thuyết phục bởi chỉ khẳng định lại những vấn đề mà Viện kiểm sát đã truy tố chứ chưa làm rõ những vấn đề mà bị cáo trình bày. Liên quan đến vấn đề này là trường hợp mà Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên hủy một bản án sơ thẩm về vụ Nguyễn Bảo Tuấn (sinh năm 1978, quận 5) cùng đồng bọn phạm tội cướp giật tài sản, giao về cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân quận 5 xét xử lại từ đầu do chưa bảo đảm quyền lợi của bị cáo tại phiên tòa. Theo đó, sáng 12/6/2006, Tuấn cùng đồng bọn ép xe máy, giật giỏ xách của một đôi vợ chồng vừa rút tiền tại máy TM trên đường Lý Thường Kiệt (phường 12, quận 5). Tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân quận 5 vào tháng 9/2008, Tuấn không hợp tác với Hội đồng xét xử và đã cắn vào tay một chiến sĩ cảnh sát. Hội đồng xét xử đã cho Tuấn xuống phòng cách ly có bố trí loa để nghe trực tiếp phiên xử nhưng phần tranh luận bị cáo không được nghe và lời nói sau cùng của bị cáo cũng không được bảo đảm. Hội đồng xét xử tuyên phạt Tuấn 4 năm tù41. Như vậy, việc Hội đồng xét xử không cho bị cáo tranh luận và nói lời sau cùng trước khi nghị án không những làm cho quyền bình đẳng tranh luận của bị cáo không được thực hiện mà còn là nguyên nhân khiến bản án đưa ra thiếu tính thuyết phục.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ bị can bị cáo người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng (Trang 57 - 59)