Mối anh gia Vin kiểm s ti an

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ bị can bị cáo người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng (Trang 51 - 54)

2 ỦP ÁP ỆÀ VỀ MỐ

2.3.1. Mối anh gia Vin kiểm s ti an

Giai đoạn truy tố đặc trưng bởi hoạt động của Viện kiểm sát là xem xét lại bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra để có căn cứ truy tố bị can. Nếu có đầy đủ chứng cứ buộc tội bị can thì Viện kiểm sát sẽ lập bản cáo trạng, trong đó nêu rõ bị can bị buộc tội gì, thuộc điều nào của Bộ luật tố tụng hình sự, những tình tiết tăng

34 Phương Thảo, Pháp luật xã hội, uật sư tham gia tố tụng ngay từ đầu – hình th c” là chính,

http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/phapluatxahoi.vn/Ky1-Luat-su-tham-gia-to-tung-ngay-tu-dau-hinh- thuc-la-chinh/8203860.epi, truy cập 4/4/2012 .

nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. Đây là cơ sở để Tòa án đưa bị cáo ra xét xử theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố. Vì vậy, giai đoạn truy tố được xem là giai đoạn mà sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng đối với người bị tình nghi được thể hiện ở mức độ cao nhất. Vấn đề này sẽ được thể hiện rõ qua các hoạt động của Viện kiểm sát đối với bị can.

Biểu hiện của sự buộc tội cao nhất giữa Viện kiểm sát đối với bị can là bản cáo trạng mà Viện kiểm sát lập ra sau khi xem xét đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra. Quyết định truy tố bằng bản cáo trạng thể hiện sự buộc tội cao nhất vì Viện kiểm sát đã căn cứ vào những tình tiết, chứng cứ của Cơ quan điều tra cùng với việc kiểm sát các hoạt động vừa qua để đánh giá, nhận định một người có phải là người phạm tội hay không, tội gì, điều luật nào được áp dụng cũng như mức hình phạt áp dụng đối với người đó là gì. Chính vì có tính buộc tội cao nên bản cáo trạng sẽ được chuyển sang Tòa án để tiếp tục giai đoạn xét xử. Theo quy định tại Điều 196 BLTTHS thì Tòa án chỉ x t x nh ng bị cáo và nh ng hành vi th o t i anh mà Viện iểm sát đ truy tố và Tòa án đ đưa ra x t x . Tòa án c thể x t x bị cáo th o hoản hác v i hoản mà Viện iểm sát đ truy tố trong c ng m t điều luật hoặc về m t t i hác b ng hoặc nh hơn t i mà Viện iểm sát đ truy tố”. Từ những quy định trên có thể thấy vai trò quan trọng của Viện kiểm sát khi đưa ra quyết định truy tố để Tòa án đưa ra xét xử. Mặc dù bản cáo trạng được xem xét công khai tại tòa nhưng tính quyết định cho việc xét xử đúng người, đúng tội một cách nhanh chóng hay không lại là việc làm của Viện kiểm sát. Nếu Viện kiểm sát không truy tố thì Tòa án không có cơ sở pháp lý để quyết định mở phiên tòa xét xử bởi Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Bên cạnh đó, quyết định truy tố của Viện kiểm sát cũng xác định phạm vi xét xử của Tòa án, cụ thể là Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội phạm khác bằng hoặc nhẹ hơn. Từ đó, có thể hiểu Tòa án không được xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Tính buộc tội cao ở đây chính là tội danh mà Viện kiểm sát đưa ra đã là cao nhất, và đến phiên xét xử Tòa án chỉ cần xét xem căn cứ mà Viện kiểm sát truy tố như vậy có đúng chưa. Trường hợp trong quá trình xét hỏi nếu Hội đồng xét xử nhận thấy muốn kết tội bị cáo nặng hơn hoặc có thêm bị can hay hành vi phạm tội cần được truy cứu trách nhiệm hình sự thì Tòa án cũng không được tự mình đưa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mà phải trả hồ sơ điều tra bổ sung đề nghị Viện kiểm sát truy tố lại mới được đưa ra xét xử. o đó, có thể thấy giai đoạn truy tố có vai trò quan trọng trong việc kết tội bị cáo tại phiên tòa. Vì vậy, nếu Viện kiểm sát không truy tố đúng tội danh thì Tòa án buộc phải trả hồ sơ

điều tra bổ sung xem xét k để truy tố lại tội danh đúng với hành vi phạm tội của bị can. Một ví dụ điển hình xảy ra tại phiên tòa diễn ra vào tháng 12/2009 xét xử Nguyễn Thành Huy về tội cố ý gây thương tích. Theo đó, trưa ngày 6/8/2009, Nguyễn Thành Huy ngồi ăn đám giỗ chung với bốn người khác. Trong lúc hát karaoke, giữa Nguyễn Thành Huy và anh Nguyễn Thanh n xảy ra cự cãi. Huy xô anh An té ngửa xuống sân xi măng. Bị người khác phản đối và đánh lại, Huy chạy ra sau nhà lấy một con dao cán dài. Quay lên, thấy anh n đang gượng đứng lên sau cú ngã, Huy lại dùng cán dao đẩy mạnh vào người khiến anh một lần nữa ngã ngửa từ bậc thềm hè xuống sân xi măng, bất tỉnh. ù được cứu chữa kịp thời nhưng hôm sau, anh An đã chết vì chấn thương sọ não. Viện kiểm sát huyện Tuy Phước (Bình Định) truy tố Huy về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự (khung hình phạt từ năm năm tù đến 15 năm tù). Tuy nhiên tháng 12/2009, sau khi thẩm vấn, Tòa án nhân dân huyện Tuy Phước đã hoãn xử sơ thẩm vì cho rằng Viện kiểm sát xác định sai tội danh. Theo quyết định hoãn xử của tòa sơ thẩm là hoàn toàn có cơ sở vì bị cáo có dấu hiệu phạm tội giết người chứ không phải cố ý gây thương tích.35. Từ vụ án này cũng cho thấy tính buộc tội cao trong giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát đối với hành vi mà người phạm tội thực hiện. Vụ việc đã phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung chứ Tòa án không thể xét xử theo tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố. Vì thế, để vụ án được xét xử nhanh chóng, Viện kiểm sát cần xem xét cẩn thận, tỉ mĩ, toàn diện các tình tiết của vụ án.

Khi xem xét các hoạt động được diễn ra trong giai đoạn truy tố ở Chương V và Điều 49 BLTTHS có thể nhận thấy vai trò chủ động của Viện kiểm sát trong việc xem xét lại bản kết luận điều tra, ngược lại thì bị can lại ít được pháp luật tố tụng hình sự quy định quyền đối với quá trình xem xét này. Trái ngược với tính buộc tội cao của Viện kiểm sát là vai trò của bị can trong hoạt động tìm kiếm chứng cứ, đưa ra quan điểm để gỡ tội thì rất mờ nhạt. Họ chỉ có thể thông qua các hoạt động sau để bảo vệ mình trước sự buộc tội của Viện kiểm sát như được nhận quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định truy tố; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố (điểm g khoản 2 Điều 49 BLTTHS). Theo đó, “bản cáo trạng là cơ sở cho bị can thực hiện quyền bào chữa”36. Nhờ nhận được bản cáo trạng mà bị can được biết mình bị truy tố về tội gì, theo điều khoản nào, mức hình phạt ra sao. Đây là căn cứ để bị can có thể biết được mình sẽ bị truy tố về tội gì và Viện kiểm sát căn cứ vào đâu mà truy tố họ về tội đó.

35 Công Tôn Tùng, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Viện iểm sát truy tố sai t i,

http://phapluattp.vn/2010020101373369p0c1063/vks-truy-to-sai-toi.htm, truy cập 1/2/2010 .

36

Trần Minh Hưởng, Tìm hiểu b luật tố tụng hình sự nư c C ng hòa X h i chủ ngh a Việt Nam – ình

Từ đó mà bị can có thể thực hiện quyền tiếp theo là cung cấp thêm các tình tiết mới liên quan đến vụ án để góp phần thực hiện quyền tự bào chữa. Tuy nhiên, đối với bản cáo trạng thì bị can cũng chỉ có thể có quyền được nhận với mức độ là biết mà vẫn chưa có quy định quyền khiếu nại cũng như trách nhiệm của cơ quan tiến hành tiếp nhận và giải quyết khiếu nại ra sao nếu bản cáo trạng phản ánh không nêu đúng tội danh mà bị can đã phạm phải. Vì vậy, trên thực tế bị can chỉ khiếu nại như một hình thức để mong bảo vệ được quyền và lợi ích của mình còn việc giải quyết phụ thuộc vào Viện kiểm sát. Ví dụ như vụ án bà Trần Ngọc Sương bị truy tố về tội lập qu trái phép. Cụ thể ngày 11/8, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Cờ Đỏ (Thành phố Cần Thơ) tiến hành tống đạt cáo trạng ngày 28/7/2011 cho bà Trần Ngọc Sương - nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu bị truy tố về tội lập qu trái phép. Trong biên bản nhận cáo trạng ngày 11/8, bà Sương đã ghi ý kiến thể hiện quan điểm không đồng ý và bác bỏ thẩm quyền ra cáo trạng truy tố bà của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cờ Đỏ, đồng thời đề nghị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Cần Thơ ra cáo trạng để vụ án được xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, bà Sương còn cho rằng vụ án đã kết thúc điều tra và ra kết luận điều tra từ tháng 2/2011 nhưng đến nay mới ra cáo trạng và tiến hành tống đạt là vi phạm thời hạn tố tụng. Bà Sương cũng không đồng ý với toàn bộ nội dung cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cờ Đỏ nên đề nghị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Cần Thơ và các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương xem xét lại để đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ điều tra bị can đối với bà37

. Có thể thấy bị can muốn bác bỏ cáo trạng cũng chỉ có thể ghi nhận ý kiến trong biên bản nhận cáo trạng mà vẫn chưa có cơ chế để đảm bảo quyền lợi nếu cáo trạng không phản ánh đúng tội trạng. Vì thế, việc xem xét để trả lời với đề nghị trên không được đảm bảo do đó mà bị can càng bị yếu thế hơn trong việc chứng minh mình vô tội hay giảm nhẹ tội.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ bị can bị cáo người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)