Ối uan hệ gia chủ thể tiến hành tố tụng vi bị can, người bào c ha

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ bị can bị cáo người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng (Trang 77)

3 MỘ SỐ Ồ VÀ ẢP ÁP Ề XẤ

3.2.1.2. ối uan hệ gia chủ thể tiến hành tố tụng vi bị can, người bào c ha

Giai đoạn điều tra là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn khởi tố. Trong giai đoạn này, bên cạnh những hoạt động cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ để tạo điều kiện cho bị can, người bào chữa thực hiện quyền của mình thì cũng có không ít những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chưa tôn trọng và tạo điều kiện đúng mức để họ tham gia tố tụng.

Trong hoạt đ ng cấp giấy ch ng nhận bào ch a

Để được tham gia tố tụng thực hiện công việc bào chữa, người bào chữa phải đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận bào chữa. Theo khoản 4 Điều 56 BLTTHS “Trong thời hạn ba ngày, ể từ ngày nhận đư c đề nghị của người bào ch a èm th o giấy tờ li n uan đến việc bào ch a, Cơ uan điều tra, Viện iểm sát, Tòa án phải x m x t cấp giấy ch ng nhận người bào ch a để h thực hiện việc bào ch a. Nếu từ chối cấp giấy ch ng nhận thì phải n u rõ lý o”. Việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa là cần thiết để khẳng định quyền được gặp gỡ thân chủ của người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; để phân biệt với những người tham gia tố tụng khác (người làm chứng, người giám định, người phiên dịch...) và bảo đảm tính bí mật trong giai đoạn điều tra cũng như sự quản lý của cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế Cơ quan điều tra ỷ vào địa vị của mình là chủ thể có quyền lực đã có hành vi gây khó khăn cho người bào chữa như nói bị can không yêu cầu người bào chữa nhưng không cho tiếp xúc trực tiếp, vi phạm về thời gian cấp giấy chứng nhận đã làm người bào chữa tham gia không kịp thời để thực hiện hoạt động bào chữa. Đây là vấn đề thể hiện sự bất bình đẳng ở chỗ từ một quy định để kiểm soát sự tham gia của người bào chữa mà trở thành vấn đề cản trở người bào chữa tham gia tố tụng nhưng họ cũng không có cách gì để giải quyết tình trạng này. Ví dụ như vụ án PM 18, trong vụ án này, cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận bào chữa quá hạn theo quy định đồng thời còn gây khó khăn cho luật sư muốn tham gia tố tụng. Cụ thể là hai tháng sau khi bị bắt, vào tháng 3/2006 khi hàng loạt tiêu cực ở PM 18 đang khẩn trương được bóc gỡ, gia đình Bùi Tiến ũng đã liên hệ với ông Ngô Ngọc Thủy để tham gia bào chữa cho nguyên tổng giám đốc PM 18. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra trả lời, trong trại tạm giam Bùi Tiến ũng từ chối mời luật sư. Đầu tháng 5/2006, em trai ông ũng lại đặt vấn đề với luật sư Thủy đề nghị tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho

anh trai ngay từ giai đoạn điều tra vụ án đánh bạc của Bùi Tiến ũng và tiêu cực tại PM 18. Từ 11/5/2006, ông Ngô Ngọc Thủy đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bị can Bùi Tiến ũng với Cơ quan điều tra nhưng đến ngày 9/11/2006, luật sư Ngô Ngọc Thủy (người được mời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho "con bạc triệu đô" Bùi Tiến ũng) cho biết, 6 tháng đã qua nhưng ông vẫn chưa thể tiếp cận thân chủ vì chưa được cấp giấy chứng nhận bào chữa để tham gia vụ án từ giai đoạn điều. Cùng cảnh với ông Thủy là một số luật sư nhận bào chữa cho các bị can trong vụ án PM 18. Điển hình là 7 tháng trước, ông Phạm Hồng Hải và Hoàng Văn ũng liên hệ với Cơ quan điều tra để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến. Nhưng đến ngày 9/11/2006, Văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải cũng cho biết, luật sư của bị can Vũ Mạnh Tiên (nguyên phó chánh văn phòng PM 18) mới được thiếu tướng Phạm uân Quắc (Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an) ký cấp giấy chứng nhận bào chữa tham gia vụ án khi giai đoạn điều tra đang dần khép lại... Còn luật sư Bùi Huy Cường tham gia bảo vệ cho em gái Bùi Tiến ũng là Bùi Thu Hạnh (bị bắt về tội tham ô tài sản) được Cơ quan điều tra cho biết, bà Hạnh hiện thời chưa có nhu cầu luật sư. Ông Cường đề nghị được gặp bà Hạnh để làm việc về vấn đề này, song không được chấp nhận. Cơ quan điều tra hứa sẽ chuyển lời nhắn của luật sư tới bị can Hạnh52. Chính vì cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận chậm trễ gây khó khăn cho người bào chữa đã gián tiếp khiến người bào chữa không tham gia kịp thời để thực hiện quyền bào chữa ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can. Nếu người bào chữa có thể khiếu nại về việc chủ thể tiến hành tố tụng vi phạm hoạt động cấp giấy chứng nhận để thôi thúc họ thực hiện đúng những quy định này sẽ giúp cho chủ thể tiến hành tố tụng có trách nhiệm và tôn trọng hơn lời đề nghị của người bào chữa để sớm đưa ra phản hồi kịp thời.

Trong hoạt đ ng tiếp xúc bị can

Tương tự như hoạt động cấp giấy chứng nhận, trong hoạt động tiếp xúc bị can vẫn còn nhiều trường hợp Cơ quan điều tra gây khó khăn khi người bào chữa đề nghị được tiếp xúc người bị tạm giữ, bị can như yêu cầu xuất trình các loại giấy tờ khác mà luật không quy định. Tiêu biểu cho vấn đề này là phản ánh của luật sư Nguyễn Đình Hùng (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí MInh) cho biết ông vừa bị một cán bộ trại tạm giam Công an huyện ĩ n (Bình ương) gây khó dễ khi vào gặp thân chủ. Theo ông Hùng, sau khi có giấy chứng nhận bào chữa do Tòa án cấp, chiều 26/11/2010, ông cầm giấy đến trại yêu cầu như trên. Tuy nhiên, người trực

52

nh Thư, Việt báo, uật sư của i Tiến Dũng cũng chưa c giấy bào ch a, http://vietbao.vn/An-ninh-

ban của trại bảo phải có lệnh trích xuất của tòa và phải có thư ký tòa trực tiếp xử lý vụ án tới đây mới cho gặp. Cho rằng yêu cầu này là vô lý nhưng ông vẫn nhẫn nhịn, quay về tòa để truyền đạt lại… Nghe luật sư trình bày xong, vị chánh án Tòa án nhân dân huyện ĩ n cũng thấy lạ vì ông chưa bao giờ gặp yêu cầu này cả. Đồng thời, theo luật thì tòa cũng không hề có chức năng cấp loại giấy đó. Được tiếp thêm sức, luật sư quay sang trại... Thế nhưng dù luật sư giải thích thế nào, nơi đây vẫn không đồng ý. Nghe luật sư báo lại khó khăn, vị Chánh án phải gọi điện thoại qua gặp người trực ban. Sau khi trao đổi với vị Chánh án, cán bộ trực không còn đòi hỏi căng nữa mà chỉ yêu cầu trong giấy chứng nhận bào chữa phải có chữ ký của Chánh án thì mới cho phép luật sư gặp thân chủ. Để hỗ trợ cho ông, lần này vị Chánh án đã ký vào giấy chứng nhận bào chữa như cán bộ trực ban yêu cầu…53 Đây chỉ là một trong những minh chứng về việc cơ quan tiến hành tố tụng cố tình hạn chế quyền tiếp xúc bị can của người bào chữa. Thể hiện rõ rệt sự yếu thế của người bào chữa khi bị cán bộ Cơ quan điều tra gây khó mà không có cách nào để giải quyết chỉ biết cố gắng làm theo yêu cầu. Nếu theo quy định cơ quan tiến hành phải tạo điều kiện cho người bào chữa tiếp xúc bị can mới đúng với tinh thần mà cải cách tư pháp hướng đến để bảo đảm quyền bình đẳng trong quá trình thu thập chứng cứ.

3.2.1.3. ối uan hệ gi a chủ thể tiến hành tố tụng v i bị can, người bào ch a trong giai đoạn truy tố

Như đã phân tích54 pháp luật tố tụng hình sự vẫn chưa có những quy định để bị can, người bào chữa có vị trí hay điều kiện thuận lợi để phát huy quyền bào chữa. Vì thế, trên thực tế, Viện kiểm sát đã tự thực hiện việc buộc tội mà không xem xét đến quyền của bị can, người bào chữa thậm chí bỏ qua những bước căn bản của tố tụng hình sự. Theo nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, ngày 12/7/2005, Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hủy án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử bị cáo Hùng 20 năm tù vì tội “Lạm dụng tín nhiệm...”. Theo luật định, sau khi điều tra lại, bắt buộc phải có bản kết luận điều tra nhưng trong hồ sơ vụ án không có bản kết luận điều tra mới; không khởi tố bổ sung tội cố ý làm trái nhưng cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại truy tố bị cáo thêm tội danh này55. Rõ ràng, việc Viện kiểm sát truy tố thêm tội danh đối với bị can mà không thực hiện đúng thủ tục ra bản cáo trạng gửi cho bị can là thiệt thòi cho bị can. Sự bất bình đẳng thể hiện ở việc do Viện kiểm sát có thẩm quyền

53 Phan Thương, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ại làm h luật sư,

http://phapluattp.vn/20101220114552844p0c1063/lai-lam-kho-luat-su.htm, truy cập 21/12/2010 .

54 em lại phần 2.3 trang 44 - 49 của Luận văn.

55

Gia Khang, Việt báo, Kh ng h i tố, ết luận điều tra vẫn truy tố, x t x , http://vietbao.vn/Xa-hoi/Khong-

trong việc truy tố bị can mà không có sự đối trọng quyền bào chữa của bị can, người bào chữa nên không tuân thủ đúng theo trình tự mà pháp luật quy định dẫn đến việc không tôn trọng quyền bào chữa của bị can. Viện kiểm sát cần phải thực hiện đúng theo trình tự và gửi bản cáo trạng thể hiện rõ tội danh mà mình truy tố cho bị can mới thể hiện sự bình đẳng trước pháp luật của bị can khi được Viện kiểm sát bảo đảm thực hiện các quyền mà pháp luật tố tụng hình sự quy định.

3.2.1.4. ối uan hệ gi a chủ thể tiến hành tố tụng v i bị cáo, người bào ch a trong giai đoạn x t x

Trong hoạt đ ng tranh luận tại phi n tòa

Trong thực tiễn xét xử tại phiên tòa vẫn còn một số Kiểm sát viên không ý thức được mình là một bên không thể thiếu của quá trình tranh luận vì vậy họ nghĩ mình không có nghĩa vụ tranh luận với bị cáo, người bào chữa. Ví dụ như vụ án cướp tài sản xảy ra tại Thừa Thiên Huế. Theo đó, Nguyễn Thành Huy (sinh năm 1991), ương Quang Việt (1989) và Võ Đại Quốc ũng (1991), Nguyễn Văn Hùng (1989) về tội cướp tài sản. Cuối tháng 10/2010, Tòa án nhân dân huyện Phú Vang xét xử sơ thẩm, cả bốn bị cáo đồng loạt kêu oan, khai rằng bị đánh đập, ép cung nên khai bừa. Tòa tuyên phạt Việt 4 năm tù, Hùng 3 năm 6 tháng tù, Huy 3 năm tù và ũng 2 năm tù. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19/1/2011, hai luật sư nhiều lần đề nghị đại diện Viện kiểm sát tranh luận để làm rõ vụ án, nhằm bảo đảm quyền lợi của bị cáo. Và nếu vị đại diện Viện kiểm sát không phản bác được thì đề nghị tòa xét xử trắng án hoặc hủy bản án sơ thẩm. Hội đồng xét xử cũng đề nghị đại diện Viện kiểm sát phải có tranh luận. Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát Lê Đức Khanh không tranh luận mà cho rằng mọi việc đã được kết luận trong cáo trạng và đề nghị xử theo cáo trạng. Tòa vẫn tuyên y án sơ thẩm56. Đáng lẽ Kiểm sát viên nên tranh luận với luật sư vì đây là nghĩa vụ để làm rõ những chứng cứ buộc tội, lúc đó sự việc sẽ rõ ràng hơn. Mặt khác, Tòa phải có trách nhiệm là tạo điều kiện cho các bên thực hiện quyền bình đẳng trước Tòa án. Trái lại, Kiểm sát viên không tranh luận nhưng Hội đồng xét xử không xem xét trách nhiệm mà lại đưa ra bản án y như án sơ thẩm tức là đồng ý với quan điểm truy tố của Kiểm sát viên làm mất đi sự bình đẳng của người bào chữa với Kiểm sát viên trước pháp luật. Hậu quả dẫn đến là có rất nhiều tình tiết mà bị cáo khai bị ép cung không được làm rõ, Hội đồng xét xử ra bản án thiếu thuyết phục. Nếu Kiểm sát viên đưa ra lập luận và chứng cứ thuyết phục để

56 Hải Lý, Pháp luật xã hội, Kiểm sát vi n và luật sư cần sự bình đ ng thật sự,

http://phapluatxahoi.vn/20110406110932665p1002c1020/kiem-sat-vien-va-luat-su-can-su-binh-dang-that- su.htm, truy cập 6/4/2011 .

đáp lại ý kiến bào chữa của luật sư thì phiên tòa mới thật sự dân chủ, khách quan và chính yếu tố bình đẳng trong tranh luận mới được đảm bảo.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp Kiểm sát viên có biểu hiện mang tính áp đặt chủ quan hoặc phiến diện như kiểu nói bừa, nói cùn, nói sai pháp luật làm cho quan hệ giữa hai bên trở nên mâu thuẫn, căng thẳng. Ví dụ như trường hợp xảy ra tại Tòa án nhân dân huyện Vân Đồn xét xử bị cáo Đỗ Thị Hương về tội “Hủy hoại tài sản”. Trong cả hai phiên xét xử ngày 17/11 và 19/12/2010 luật sư đã đưa ra nhiều ý kiến tranh luận với đại diện Viện kiểm sát nhưng đã không được đối đáp, tranh tụng đúng theo quy định. Ngược lại, Kiểm sát viên lại có những lời xúc phạm làm ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến uy tín cũng như xúc phạm đến danh dự luật sư Phạm Tiến Mạnh và văn phòng luật sư trước hàng trăm người dân theo dõi tòa. Luật sư Mạnh gửi kèm một cuốn băng video có ghi lại diễn biến phiên tòa. Cụ thể, sau quá trình xét hỏi, đến khi luật sư nêu ra những vi phạm tố tụng của Cơ quan điều tra thì Kiểm sát viên đã thẳng thừng trả lời " o Công an làm còn bên Viện kiểm sát không biết”. Không dừng ở đó, luật sư và những người chứng kiến phiên tòa bức xúc khi chứng kiến phát biểu của Kiểm sát viên Vũ Minh Đức có những lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của luật sư như “Đề nghị Toà án sau phiên toà này làm văn bản kiến nghị lên Sở Tư pháp để kiểm tra trình độ của luật sư vì luật sư trình độ quá thấp và kiểm tra văn phòng luật sư Phạm Tiến Mạnh...”57. Rõ ràng, vì nghĩ rằng mình là đại diện cho quyền lực nhà nước mà Kiểm sát viên quên rằng trách nhiệm của mình là tranh luận bình đẳng với luật sư. Khi không thể đưa ra bằng chứng để đối đáp, Kiểm sát viên lại buông ra những lời xúc phạm danh dự luật sư. Sự bất bình đẳng thể hiện ở việc Kiểm sát viên chưa thật sự tôn trọng người bào chữa. Việc này không những làm cho mối quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với người bào chữa thêm căng thẳng mà còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích của bị cáo đồng thời còn gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Viện kiểm sát trước dư luận xã hội. Đáng lẽ việc bình đẳng tại phiên tòa không những thể hiện việc bình đẳng đưa ra chứng cứ, đưa ra quan điểm tranh luận mà mỗi bên còn phải cẩn trọng trong từng lời đối đáp để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa các bên trong quá trình tranh luận.

Mặt khác, Hội đồng xét xử chưa tạo điều kiện để bị cáo trình bày lời bào chữa đồng thời cũng không cân nhắc thỏa đáng những lời bào chữa của bị cáo. Rất nhiều phiên tòa xét xử bị cáo thường trình bày lời bào chữa phản bác lại bản cáo trạng mà

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ bị can bị cáo người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)