Mối anh gia Vin Kiểm S ti người ào ha

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ bị can bị cáo người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng (Trang 54 - 56)

2 ỦP ÁP ỆÀ VỀ MỐ

2.3.2.Mối anh gia Vin Kiểm S ti người ào ha

Trong giai đoạn này, về mặt thực tế người bào chữa cũng chỉ thực hiện các hoạt động tương tự như ở giai đoạn điều tra nhằm tìm kiếm, thu thập chứng cứ, củng cố tinh thần bị can để chuẩn bị cho việc bào chữa tại phiên tòa. Chính vì thế, các hoạt động của người bào chữa vẫn không ảnh hưởng gì đến quyết định của Viện kiểm sát. Bởi vì tất cả quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án là do Viện kiểm sát quyết định (Điều 168, 169 BLTTHS). Ngược lại

37 Gia Tuệ, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Viện iểm sát tống đạt cáo trạng truy tố à Trần Ng c

Sương, http://phapluattp.vn/20110812125635934p0c1015/vks-tong-dat-cao-trang-truy-to-ba-tran-ngoc-

người bào chữa mới tham gia bào chữa trong trường hợp bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát lại là chủ thể quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Khi đó, người bào chữa phải xuất trình giấy tờ cần thiết liên quan đến việc bào chữa để được Viện kiểm sát cấp giấy chứng nhận bào chữa. Khi đề cập đến quyền chứng minh tội phạm trong giai đoạn truy tố thì có thể thấy rõ lợi thế của Viện kiểm sát là được trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án thấy thiếu chứng cứ quan trọng để có căn cứ đầy đủ kết tội bị cáo,… (Điều 168 BLTTHS). Có thể thấy Viện kiểm sát có thể chứng minh tội phạm dễ dàng do đã được Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu liên quan quan đầy đủ, nếu chưa thuyết phục thì trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong khi đó, người bào chữa lại không được ưu thế đó mà phải tự tìm chứng cứ sau đó phải giao cho cơ quan tiến hành tố tụng thẩm định thì chứng cứ đó mới được xem là hợp pháp38. Mặt khác, nếu như ở các giai đoạn trước Cơ quan điều tra tiến hành điều tra thì vẫn có sự kiểm sát của Viện kiểm sát. Nhưng đến giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát vừa thực hành quyền công tố vừa thực hiện nhiệm vụ kiểm sát. Điều này làm cho quyền lực tối cao của Viện kiểm sát tăng lên tối cao mà không có sự kìm chế từ các cơ quan khác. Có chăng chỉ là sự kiểm sát của cấp trên đối với cấp dưới. Điều này càng làm cho quan hệ giữa người bào chữa với Viện kiểm sát ngày càng mất cân đối. Qua thực tiễn áp dụng, nhận thấy hiệu quả tích cực của việc quy định quyền năng tối cao của Viện kiểm sát trong quan hệ với người bào chữa nhằm giúp cho Việc kiểm sát nhanh chóng giải quyết vụ án thể hiện tính buộc tội cao trong các quyết định mà Viện kiểm sát ban hành. Tuy nhiên, quy định trên cũng không tránh khỏi trường hợp Viện kiểm sát phiến diện không khách quan trong việc giải quyết vụ án. Ví dụ như vụ án “sổ đỏ” ở Móng Cái Quảng Ninh đây là vụ tiêu cực đất đai nghiêm trọng xảy ra tại phường Hải Hòa, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã từng gây khiếu kiện tập thể, vượt cấp, kéo dài. Tuy nhiên, phiên tòa sơ thẩm diễn ra ngày 20/7/2009 vừa qua đã phải tạm hoãn lại vì các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện những quy trình thủ tục tố tụng gây tranh cãi, thậm chí có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các thủ tục tố tụng. Hầu hết các luật sư và người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình trong vụ án này đều thể hiện sự bất bình. Ông Nguyễn nh Văn, người bảo vệ quyền lợi cho các bị can nguyên là cán bộ Chi cục thuế Móng Cái cho rằng, ông đã viện dẫn đầy đủ và xác đáng Thông tư liên tịch số 30 ngày 18/4/2005 quy định về việc luân chuyển hồ sơ, kiểm tra chéo giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và cơ quan thuế để chứng minh các

thân chủ của ông không phải chịu trách nhiệm về việc tính sai tiền thuế dẫn đến thất thu ngân sách do lỗi làm giả hồ sơ, lách luật và không luân chuyển phản hồi hồ sơ của ngành tài nguyên môi trường. Đồng thời với việc kịp thời khiếu nại những cáo buộc sai sót này, ông Văn cho biết đã nhiều lần thực hiện quyền khiếu nại theo Điều 31 và Chương V BLTTHS, cụ thể chỉ ra 17 lỗi trong kết luận điều tra và cáo trạng, 11 lỗi trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa, nhưng đều không được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Chánh án Tòa án nhân dân Quảng Ninh giải quyết thỏa đáng39. Từ vụ án này có thể thấy vai trò của người bào chữa luôn yếu thế so với Viện kiểm sát nên mặc dù đưa ra nhiều chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho bị can nhưng vẫn không được xem xét, khiến cho vụ án bị tạm hoãn kéo dài thời gian giải quyết.

Để đảm bảo thực hiện quyền bào chữa nhằm bảo vệ lợi ích của bị can, người bào chữa đã thực hiện các quyền mà pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 166 BLTTHS, Viện kiểm sát phải thông báo cho người bào chữa biết. Đây là quy định hết sức cần thiết đối với người bào chữa để họ có thể tiếp tục dự tính cho công việc tiếp theo phải làm gì. Nếu Viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can thì người bào chữa vẫn tiếp tục thực hiện công việc là đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu. Ngoài ra, người bào chữa thu thập được chứng cứ thì có thể tiếp tục giao cho Viện kiểm sát để xem xét. Các hoạt động này nhằm giúp cho người bào chữa tìm ra căn cứ để có thể đề xuất với Viện kiểm sát để trả hồ sơ điều tra bổ sung về sự buộc tội đối với bị can hoặc tìm ra căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Nếu như Viện kiểm sát không tạo điều kiện để người bào chữa thực hiện các hoạt động trên thì có thể người bào chữa sẽ không làm tốt vai trò bào chữa của mình.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ bị can bị cáo người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng (Trang 54 - 56)