Mối anh gia hủ thể tiến hành tố tụng ian, người ào ha

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ bị can bị cáo người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng (Trang 68 - 75)

3 MỘ SỐ Ồ VÀ ẢP ÁP Ề XẤ

3.1.2.Mối anh gia hủ thể tiến hành tố tụng ian, người ào ha

3.1.2.1. Tồn tại

Giai đoạn điều tra là giai đoạn thứ hai trong tố tụng hình sự, trong giai đoạn này Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có quyền áp dụng nghiệp vụ điều tra để tiến hành thu thập củng cố chứng cứ buộc tội. Đối trọng với cơ quan tiến hành tố tụng là hoạt động của bị can trong việc tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Trong đó, có rất nhiều hoạt động của người bào chữa thể hiện rõ mối quan hệ quyền lực giữa cơ quan tiến hành tố tụng với người bào chữa như hoạt động cấp giấy chứng nhận bào chữa, hoạt động gặp bị can bị tạm giam; hoạt động thu thập tài liệu; đồ vật liên quan đến việc bào chữa; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án… (khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự). Tất cả các hoạt động đều thể hiện sự phụ thuộc của người bào chữa vào sự cho phép của Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, có những hoạt động luật quy định còn quá chung chung, cũng có những quy định chưa hợp lý cần được xem xét tránh trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng thì quá chủ động gây khó khăn cho quyền bào chữa của bị can.

Về hoạt động đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt hay quy định người bào chữa chỉ được quyền hỏi cung bị can khi được Điều tra viên đồng ý (điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003) là quy định chưa hợp lý. Bởi lẽ khi nào Điều tra viên đồng ý điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của Điều tra viên, tương tự như vậy nếu người bào chữa chỉ có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian, địa điểm…(điểm b khoản 2 Điều

58) còn quyền quyết định có thông báo về địa điểm ngày giờ hỏi cung hay không lại do Cơ quan điều tra quyết định. Luật quy định như vậy còn rất chung chung, chưa xác định được rõ ràng quyền của người bào chữa và nghĩa vụ của Cơ quan điều tra. o vậy, với những quy định trên đã góp phần làm cho quyền của người bào chữa càng bị động hơn khi tham gia tố tụng, làm hạn chế việc tham gia hỏi cung bị can có thể là nguyên nhân gây ra oan sai mà người bào chữa cũng không có bằng chứng để chứng minh. Điển hình cho trường hợp này là vụ án “Vườn điều”, đây là vụ án có nhiều vi phạm thủ tục tố tụng. Theo tố cáo của các bị can, Điều tra viên nhiều lần sử dụng biện pháp thẩm vấn trái pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung, dùng nhục hình. Chẳng hạn, Điều tra viên mớm cung bằng cách cho xem các bức ảnh chụp hiện trường vụ án; cho nghe chi tiết lời khai của người khác trước khi lấy lời khai của bị can, "dạy" bị can khai các thông tin "hợp lý", đánh gãy răng bị can, hứa hẹn "khai ra sẽ được tha"... Điều tra viên vì chỉ tập trung vào hướng xác định sự có tội của bị can nên đã dẫn đến làm oan nhiều người vô tội. Mặt khác, người bào chữa cũng không tham gia vào các buổi hỏi cung nên không xác định được những vi phạm của Điều tra viên. Lý do khiến bị can khai những điều mà bản thân họ không mong muốn là vì bị Điều tra viên xui khiến, ép buộc... Tuy nhiên, nếu đưa ra tòa thì cả Viện kiểm sát và Tòa án thường cho rằng không đủ chứng cứ chứng minh. Không có bằng chứng vì thời điểm đó chỉ có hai người với nhau thì lấy đâu ra bằng chứng"48. Từ vụ án này có thể thấy sự yếu thế của bị can khi bị ép cung mà cũng không có cách nào để chứng minh sự việc trên. Bởi hầu như quyền quyết định của Cơ quan điều tra quá lớn mà không có sự hạn chế nào từ phía đối lập. Ngay từ khâu cơ bản của hoạt động chứng minh đã bị cản trở thì việc chứng minh ở các giai đoạn sau càng gặp khó khăn hơn. Vì thế, cần có quy định cho người bào chữa tham gia hỏi cung là trách nhiệm của Cơ quan điều tra để hỗ trợ cho bị can thực hiện quyền bào chữa.

Ngoài ra, hoạt động thu thập chứng cứ của bị can, người bào chữa chưa thực sự bảo đảm quyền bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng để kịp thời bác bỏ sự buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng từ giai đoạn điều tra. Có thể thấy sự bình đẳng trong giai đoạn này là cần thiết để tạo cơ sở cho hoạt động đưa ra chứng cứ bình đẳng tại phiên tòa. Điển hình là người bào chữa chỉ được đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra (điểm g khoản 2 Điều 58 BLTTHS). Mặt khác, pháp luật tố tụng hình sự không có một văn bản pháp luật nào quy định về việc cơ quan tố tụng phải cung cấp những tài liệu

48

Hồng nh, Báo mới, Ch ng c b c cung, dùng nhục hình lấy đâu ra, http://www.baomoi.com/Chung-cu-

chưa sử dụng cho người bào chữa cũng như quy định quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý mà chủ thể tiến hành tố tụng phải gánh chịu nếu không thực hiện đúng các nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Còn đối với bị can thì quyền đọc, ghi chép, sao chụp hồ sơ vụ án cũng không được ghi nhận. Đây là một bất cập thể hiện sự bất bình đẳng của bị can với chủ thể tiến hành tố tụng. Bởi vì trong trường hợp bị can không có người bào chữa thì có thể thấy rõ rệt sự đối trọng mất cân bằng giữa một bên nắm trong tay hồ sơ vụ án đầy đủ chứng cứ buộc tội với một bên không có hoặc rất ít bằng chứng để chứng minh mình vô tội mà luật cũng không có cơ chế nào để hỗ trợ họ. Vì vậy, việc quy định các biện pháp để giúp bị can, người bào chữa thu thập chứng cứ để tạo cơ sở bình đẳng với chủ thể tiến hành tố tụng không những trong giai đoạn điều tra mà còn là tiền đề cho các giai đoạn tố tụng sau là cần thiết.

Bên cạnh đó, những quy định về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định hoặc không có các quy định về sự có mặt của bị can hoặc chỉ có các quy định tu nghi của pháp luật về quyền năng tố tụng nói trên của bị can. Ví dụ khoản 2 Điều 150 BLTTHS quy định: … hi hám nghiệm, phải c người ch ng iến c thể để cho bị can, người bị hại, người làm ch ng và mời nhà chuy n m n tham ự việc hám nghiệm”; Điều 151 BLTTHS quy định: Việc hám nghiệm t thi o Điều tra vi n tiến hành c bác sỹ pháp y tham gia và phải c người ch ng iến… hi cần thiết c thể triệu tập người giám định và phải c người ch ng iến” (không quy định về sự có mặt của bị can); khoản 2 Điều 153 BLTTHS quy định: Khi tiến hành thực nghiệm điều tra phải c người ch ng iến. Trong trường h p cần thiết, người bị tạm gi , bị can, người bị hại, người làm ch ng cũng c thể tham gia” (quy định trong trường hợp cần thiết thì quá chung chung lại phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng). Tuy nhiên, trong thực tế, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra có liên quan trực tiếp tới việc xác định bị can có tội hay không có tội, nên sự có mặt của họ trong các hoạt động tố tụng nói trên là cần thiết, vừa có tác dụng bảo đảm sự vô tư của cơ quan tiến hành tố tụng vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bị can thực hiện quyền bào chữa của mình. Theo Điều 64 BLTTHS, kết luận giám định là một nguồn chứng cứ rất quan trọng. Trong một số vụ án, kết luận giám định được xem như một chứng cứ bắt buộc phải có để làm cơ sở cho việc xác định có hay không có tội phạm xảy ra.

3.1.2.2. Đề xuất

Với những hạn chế nêu trên thiết nghĩ khi sửa đổi BLTTHS cần ghi nhận trường hợp nếu khi tham gia hỏi cung Điều tra viên không đồng ý cho người bào chữa hỏi thì phải trình bày rõ lý do. Mặt khác, với các cụm từ như “đề nghị” tại

điểm b, điểm c khoản 2 Điều 58 BLTTHS nên được thay thế bằng từ “được” để thể hiện trách nhiệm nghĩa vụ của chủ thể tiến hành tố tụng là phải đảm bảo cho bị can thực hiện quyền của mình. Bên cạnh đó, BLTTHS cũng cần quy định người bị tạm giữ, người bào chữa được đọc, ghi chép sao chụp hồ sơ kể từ khi một người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì họ có thể được đọc, ghi chép sao chụp hồ sơ kể từ khi kết thúc điều tra. Việc quy định người bào chữa càng sớm tìm hiểu về vụ án thì người bào chữa sẽ sớm tìm được căn cứ để bào chữa cho người bị tình nghi. Đồng thời, quy định trường hợp riêng biệt đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia vừa tạo điều kiện cho chủ thể tiến hành tố tụng được thuận lợi trong hoạt động của mình vừa bảo đảm quyền của bị can, người bào chữa đúng mức. Việc này sẽ hạn chế được trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu người không phạm tội ngay từ giai đoạn khởi tố, hạn chế oan sai cho các giai đoạn tiếp sau. Ngoài ra, Bộ luật tố tụng hình sự cần ghi nhận các hoạt động như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi thì bị can cũng có quyền tham gia đồng thời có quyền được biết về kết luận giám định để có thêm cơ sở nhằm chứng minh làm giảm nhẹ tội hoặc chứng minh mình vô tội. Việc tham gia của bị can cũng thể hiện tính dân chủ trong các hoạt động tố tụng đồng thời giúp bị can biết được kết quả giám định để phản hồi hoặc có những khiếu nại cần thiết liên quan đến kết quả giám định. Với những đề xuất trên sẽ là tiền đề đảm bảo cho nguyên tắc bình đẳng giữa bị can, người bào chữa với chủ thể tiến hành tố tụng trong hoạt động chứng minh được khả thi hơn. Chủ thể tiến hành tố tụng sẽ nhận thức được việc bảo đảm quyền cho bị can, người bào chữa là nghĩa vụ của họ và cũng là một sự phản biện tích cực giúp họ thận trọng hơn trong từng hoạt động của mình.

3.1.3. Mối an h gi a hủ thể tiến hành tố tụng i an, người ào h a t ong giai đoạn t tố

3.1.3.1. Tồn tại

Giai đoạn truy tố là một giai đoạn mà sự buộc tội được thể hiện cao nhất49

, trong khi đó quyền của bị can thì BLTTHS 2003 lại quy định khá mờ nhạt. Cụ thể tại Chương IV từ Điều 160 đến Điều 169 thì quyền của bị can, người bào chữa lại không được quy định nhiều ngoài quy định bị can được nhận bản cáo trạng hoặc quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án, người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu. Tuy nhiên, theo quy

định tại điểm c khoản 1 Điều 37 thì Kiểm sát viên có quyền triệu tập và hỏi cung bị can. Thực tế trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên ít khi thực hiện quyền này mà thường thực hiện ở giai đoạn sau khi có kết luận điều tra và Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ qua Viện Kiểm sát để đề nghị truy tố. Tại khoản 2 Điều 58 chỉ quy định người bào chữa được đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung, hỏi cung bị can khi được Điều tra viên đồng ý. Điều này có thể suy luận khi Kiểm sát viên hỏi cung trong giai đoạn truy tố thì người bào chữa không được thực hiện quyền này. Mặt khác, tại điểm a khoản 1 Điều 166 BLTTHS có quy định về việc Viện kiểm sát “truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng”, tại điểm c khoản 1 Điều 166 cũng quy định “Viện kiểm sát phải… giao bản cáo trạng… cho bị can”. Tuy nhiên, luật vẫn chưa quy định bị can hay người bào chữa thay mặt cho bị can có quyền khiếu nại bản cáo trạng xem Viện kiểm sát có truy tố đúng tội không. Rõ ràng, Viện kiểm sát thì có rất nhiều quyền mà quyền của bị can, người bào chữa ở giai đoạn này thì rất mờ nhạt. Bị can, người bào chữa gần như mất hẳn thế cân bằng cần thiết với Viện kiểm sát trong giai đoạn này. Vì vậy, trong nhiều trường hợp Viện kiểm sát cứ xem xét kết luận điều tra của Cơ quan điều tra mà chưa xem xét đến quyền đối trọng của bị can, người bào chữa. Một ví dụ điển hình từ bản kết luận điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua nghiên cứu bảy hồ sơ tòa tuyên không phạm tội cho thấy hầu hết các bản cáo trạng đều sao chép gần như y nguyên kết luận điều tra. Nội dung bản cáo trạng chưa nêu rõ thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội và những chứng cứ xác định tội trạng của bị can. Đó là các vụ án như vụ Vương Ngọc Điệp bị truy tố tội "giả mạo giấy chứng nhận tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội", vụ Nguyễn Thị Ngọc iễm bị truy tố tội "tổ chức đánh bạc", vụ Mai Than bị truy tố tội "hiếp dâm trẻ em", vụ Nguyễn Văn Phát bị truy tố tội "hiếp dâm", vụ Nguyễn Đình Chiến bị truy tố tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", vụ Đặng Văn Hiếu và Hà Văn Đầy bị truy tố tội "hiếp dâm", vụ Phạm Minh Hiếu bị truy tố tội "mua bán trái phép chất ma túy". Chính vì quyền của bị can, người bào chữa chưa được đảm bảo cân xứng với Viện kiểm sát trong việc chứng minh nên đã dẫn đến truy tố oan. Đây là một bất cập cần giải quyết bằng cách ghi nhận quyền để bị can, người bào chữa tiếp tục thực hiện quyền bào chữa không những ở giai đoạn điều tra mà cả giai đoạn truy tố để bảo đảm quyền bình đẳng trong hoạt động chứng minh.

3.1.3.2. Đề xuất

Như đã phân tích, trong giai đoạn truy tố quyền của bị can, người bào chữa được quy định khá mờ nhạt BLTTHS 2003 cần ghi nhận cụ thể quyền của bị can, người bào chữa để họ được cân bằng với Viện kiểm sát trong quá trình chứng minh

mình vô tội hoặc giảm nhẹ tội. Vì vậy, thiết nghĩ cần sửa đổi điểm a, điểm b Điều 58 như sau:

2. Người bào ch a c uyền:

a) C mặt hi lấy lời hai của người bị tạm gi , hi hỏi cung bị can và nếu Điều tra vi n, Kiểm sát vi n đồng ý thì đư c hỏi người bị tạm gi , bị can và c mặt trong nh ng hoạt đ ng điều tra hác x m các bi n bản về hoạt đ ng tố tụng c sự tham gia của mình và các uyết định tố tụng li n uan đến người mà mình bào ch a

b) Đề nghị Cơ uan điều tra, Viện iểm sát báo trư c về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để c mặt hi hỏi cung bị can ”

Mặt khác, cũng cần sửa đổi điểm h khoản 2 Điều 49, điểm i khoản 2 Điều 57 cho bị can, người bào chữa được quyền khiếu nại bản cáo trạng của Viện kiểm sát.

Quy định như vậy sẽ thể hiện được trong trường hợp Viện kiểm sát tiến hành điều tra trong giai đoạn truy tố để thẩm định lại kết luận điều tra của Cơ quan điều tra thì người bào chữa vẫn được thực hiện các quyền quy định tại Điều 58 để tiếp

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ bị can bị cáo người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng (Trang 68 - 75)