Cũng như phân tích ở các phần trên, mặc dù người bào chữa được pháp luật quy định nhiều quyền hơn bị cáo như được thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án…. (điểm d, g khoản 2 Điều 58 BLTTHS). Tuy nhiên, suy cho cùng họ vẫn là người tham gia tố tụng và địa vị của họ vẫn thấp hơn so với chủ thể tiến hành tố tụng. Vì thế, để người bào chữa được thực hiện quyền bào chữa hiệu quả trong giai đoạn quyết định đến số phận của bị cáo Điều 19 BLTTHS quy định cùng với bị cáo, người bào chữa được quyền bình đẳng với Kiểm sát viên trong việc đưa ra chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa. Việc người bào chữa được bình đẳng với Kiểm sát viên đưa ra chứng cứ sẽ giúp đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền lợi cho bị cáo của người bào chữa cũng có trọng lượng hơn, đồng thời còn giúp phía Viện kiểm sát thấy rõ chứng cứ buộc tội chưa thuyết phục góp phần làm sáng tỏ một cách khách quan về vụ án, quan điểm
41 V. Thư, Báo người lao động, ủy án vì chưa bảo đảm uyền l i bị cáo,
xử lý vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử phán quyết công minh, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách, có tác dụng giáo dục, phòng ngừa trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, phục vụ có hiệu quả yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Theo quy định tại Điều 19 BLTTHS, đại diện cho bên gỡ tội cũng như bị cáo, người bào chữa được pháp luật cho phép được quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa. Quy định này giúp cho người bào chữa có thể sử dụng tất cả những vấn đề đã chuẩn bị trước đó để trình bày trước tòa. Bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ là việc người bào chữa có quyền hỏi và đưa ra chứng cứ để Hội đồng xét xử xem xét tại tòa. Người bào chữa cũng thực hiện quyền như Kiểm sát viên là được hỏi bị cáo, người làm chứng, người giám định để góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án, được xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ42. Thông qua hoạt động này người bào chữa có thể tìm thêm căn cứ để hỗ trợ việc chứng minh cho việc gỡ tội của bị cáo. Đây là vấn đề then chốt mà ở các giai đoạn trước đó người bào chữa không được thực hiện quyền này. Chỉ ở giai đoạn này người bào chữa mới được trực tiếp hỏi các chủ thể liên quan khác. Người bào chữa có thể hỏi những vấn đề liên quan đến việc bào chữa (khoản 3 Điều 209 BLTTHS). Mặt khác, họ cũng có quyền xem xét và trình bày nhận xét của mình về vật chứng, tài liệu của vụ án, báo cáo của các cơ quan tổ chức, nơi xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án. Bình đẳng trong giai đoạn tranh luận là việc người bào chữa cùng với Kiểm sát viên đưa ra các quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ, kết luận về bản chất pháp lý của vụ việc, phân tích các quy định của pháp luật đề nghị áp dụng và đề xuất các ý kiến giải quyết vụ án. Người bào chữa được tạo điều kiện để trình bày lời bào chữa và đối đáp với Kiểm sát viên tại phiên tòa. Đối với từng ý kiến của người bào chữa, Kiểm sát viên cũng phải đưa ra những lập luận của mình để đáp lại. Nhưng sự đáp lại không có nghĩa rằng nêu lại một lần nữa quan điểm của mình, hoặc giữ nguyên quan điểm cáo trạng mà cần phải dùng những căn cứ tình tiết cụ thể để chứng minh phản bác từng vấn đề mà phía bên kia đã đưa ra. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận trừ việc cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án. Theo đó, người bào chữa được trình bày hết ý kiến của mình, Kiểm sát viên cũng đưa ra toàn bộ các ý kiến buộc tội. Cũng như trong quan hệ giữa bị cáo với Kiểm sát viên, thì trong quan hệ giữa người bào chữa với Kiểm sát viên tại tòa Hội đồng xét xử cũng đóng vai trò trọng tài để phân xử mà không được thiên lệch bên nào. Khi đó, các bên có cơ hội giải quyết hết những khúc mắc
mà các giai đoạn trước chưa giải quyết được. Tuy nhiên, nếu Viện kiểm sát không bảo đảm thực hiện và làm đúng trách nhiệm là tranh luận và đối đáp để đưa ra căn cứ cụ thể phản bác lại ý kiến của người bào chữa mà cứ bảo vệ quan điểm một cách bảo thủ thì lời buộc tội sẽ không thuyết phục. Có thể lấy ví dụ sau để minh họa việc Kiểm sát viên có những lời lẽ tranh luận thiếu thuyết phục. Trong các ngày 24, 27 đến 29/2/2012, Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai đã mở phiên tòa xét xử 3 bị cáo liên quan đến vụ hỏa hoạn xảy ra tại đường Nguyễn Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội) vào hồi tháng 10/2008. Sau 4 ngày xét xử, chiều nay (29/2), Hội đồng xét xử đã kết thúc phần tranh tụng và nghỉ nghị án. Điều đáng nói, tại phần tranh luận sáng 28/2, nhiều luật sư đã đề nghị cần phải thực nghiệm điều tra lại vụ án. Tuy nhiên, giữ quyền công tố tại phiên tòa, Kiểm sát viên vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố theo như cáo trạng của Viện kiểm sát. Đồng thời cho rằng, không cần thiết phải thực nghiệm điều tra và ví vụ án này như một vụ án hiếp dâm. Đối đáp này của Kiểm sát viên đã khiến những người có mặt tại phiên tòa không khỏi ngỡ ngàng43. Qua vụ việc trên có thể thấy, Kiểm sát viên chưa thật sự tranh luận đúng mực với người bào chữa để làm rõ vấn đề mà đối đáp qua loa. Điều này xuất phát từ việc Kiểm sát viên chưa thật sự tôn trọng quyền bình đẳng trong việc tranh luận với người bào chữa. Khiến cho quy định tiến bộ nhưng tính khả thi còn phải trông chờ vào người thực hiện.
Nói tóm lại, qua các giai đoạn tố tụng mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tình nghi đã được thể hiện rõ nét là mối quan hệ giữa hai đối cực là bên buộc tội và bên gỡ tội. Tuy nhiên, chủ thể tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để người bị tình nghi thực hiện quyền của mình mặc dù có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người bị tình nghi để giải quyết vụ án. Trái lại, người bị tình nghi có quyền thực hiện quyền của mình để chứng minh không có tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đồng thời phải tuân thủ các quyết định mà chủ thể tiến hành tố tụng ban hành. Người bào chữa với vai trò là người giúp người bị tình nghi thực hiện quyền bào chữa tốt hơn. Tuy mỗi bên đều cố gắng thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ quan điểm của mình nhưng cả hai bên buộc tội và gỡ tội đều có chung mục đích là tìm ra sự thật của vụ án. Bên cạnh đó, để có được một bản án, quyết định công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, chủ thể tiến hành tố tụng phải nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự một cách đầy đủ, khách quan, toàn diện
43
Quan Trường, n ninh thủ đô, Sốc v i đối đáp của Kiểm sát vi n, http://www.anninhthudo.vn/Phap-
và chính xác. Vì vậy, chủ thể tiến hành tố tụng cần thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước đã trao để việc giải quyết vụ án được khách quan, dân chủ, đảm bảo công bằng.
3
MỘ SỐ Ồ VÀ Ả P ÁP Ề X Ấ
BLTTHS được ban hành nhằm để điều chỉnh các quan hệ tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án. Qua quá trình áp dụng, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự cũng đã giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nghiêm minh, công bằng. Nhưng bên cạnh đó, một số quy định của BLTTHS vẫn còn những bất cập hoặc thiếu sót cần hoàn thiện để áp dụng trong thực tế khả thi hơn. Mặt khác, tuy luật cũng đã có những quy định rất tiến bộ nhưng trong quá trình thực thi pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa thực hiện đúng, còn nhiều sai phạm. Từ những vấn đề được đề cập trên, việc đưa ra các biện pháp giải quyết cũng là một nhu cầu thiết yếu để xây dựng mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa ngày càng theo hướng nâng cao hơn nữa dân chủ trong các hoạt động tư pháp.
3.1. Vấn đề pháp lý
BLTTHS 2003 ban hành trên cơ sở kế thừa những quy định pháp luật tiến bộ của BLTTHS 1988. Thế nhưng, trong quá trình áp dụng, BLTTHS 2003 vẫn còn một số hạn chế nhất định cần phải sửa đổi bổ sung. Liên quan đến vấn đề về mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa nhận thấy một số quy định sau cần được sửa đổi, bổ sung nhằm giúp nâng cao hơn nữa quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa trong một số hoạt động tố tụng nhằm giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, dân chủ, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3.1.1. Mối an h gi a hủ thể tiến hành tố tụng i người mời àm i , người tạm gi , người ào h a t ong giai đoạn khởi tố người tạm gi , người ào h a t ong giai đoạn khởi tố
3.1.1.1. Tồn tại
Giai đoạn khởi tố được xem là giai đoạn mới chỉ xác định những cơ sở ban đầu về vụ án. Quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng cũng được xác lập khi chủ thể này mời người bị nghi liên quan đến vụ án để làm việc. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự vẫn chưa có những quy định cụ thể về các hoạt động điều tra ban đầu, cũng như tư cách tham gia tố tụng của người bị Cơ quan điều tra mời làm việc hoặc người bị bắt. Đây cũng là bất cập thứ nhất mà BLTTHS 2003 vẫn chưa ghi nhận để thể hiện rành mạch các hoạt động mà cơ quan tiến hành tố tụng có thể thực hiện để xác định tội phạm cũng như các quyền và nghĩa vụ mà người bị mời làm việc và bị bắt được làm. Mặc dù, trên thực tế, chủ thể này đã tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự khi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp kiểm tra, xác minh
việc họ có thực hiện những hành vi phạm tội hay không bao gồm cả trường hợp người tham gia tố tụng là người mà qua kiểm tra, xác minh thông tin tội phạm, Cơ quan điều tra đã có căn cứ ban đầu cho rằng người đó là người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị khởi tố bị can.
Hoạt động điều tra ban đầu là các hoạt động nghiệp vụ của Cơ quan điều tra (gồm cả hoạt động trinh sát điều tra) nhằm thu thập chứng cứ chứng minh hành vi của một người có dấu hiệu phạm tội, phục vụ cho việc khởi tố bị can. Chẳng hạn như ghi âm điện thoại, theo dõi, giám sát, quay phim, chụp ảnh, mời đến làm việc44… Do các hoạt động điều tra ban đầu chưa được quy định trong BLTTHS 2003 nên không những gây khó khăn cho đối tượng bị áp dụng mà còn gây khó khăn cho chính cơ quan tiến hành thực hiện. Trước tiên, việc không quy định hoạt động điều tra ban đầu đã dẫn đến việc quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị áp dụng chưa được đảm bảo. Ví dụ như trường hợp Điều 152 BLTTHS về việc “xem xét dấu vết trên thân thể” – đây là hoạt động nhạy cảm được tiến hành đối với một trong số các đối tượng là người bị tình nghi. Thế nhưng điều luật hoàn toàn không quy định về thủ tục chụp ảnh như có được chụp ảnh khỏa thân hay không, chụp ở vùng kín khi không được sự đồng ý của người bị khám xét giải quyết thế nào. Trước khi xem xét dấu vết, đối tượng không đồng ý thì giải quyết ra sao. Ý kiến, đánh giá của họ như thế nào về dấu vết và kết quả khám xét. Quyền và nghĩa vụ cụ thể, nên đối tượng là người bị mời làm việc hay bị bắt sẽ không được bảo đảm quyền. Mặt khác, người bị mời làm việc hay bị bắt cũng không biết mình có được những quyền gì, nghĩa vụ gì điều này ảnh hưởng đến quyền bào chữa của họ và các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
Ví dụ như vụ bắt quả tang bán dâm xảy ra ở thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh từ cuối tháng 6/2010 và những người thực hiện việc bắt giữ không ai khác là trinh sát hình sự thuộc Công an thị xã Cẩm Phả. Cụ thể gồm, Thượng uý Trần Văn Hoàn, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong khi làm nhiệm vụ ngày 29/6/2010 đã quay lại cảnh lập biên bản đối với hai cô gái trong tình trạng khỏa thân bằng điện thoại di động. Theo hình ảnh trong clip được tung trên mạng thì có nhiều tiếng người, nhưng hình ảnh rõ là hai người đàn ông ngồi trên giường trải drap trắng muốt ghi ghi chép chép, đưa đi đưa lại giấy tờ cho nhau. Cùng lúc đó, một thanh niên mặc áo dân sự nói giọng Bắc (khu vực miền uyên Hải) đứng ở cuối giường liên tục quát tháo. Thấy hai phụ nữ tóc tai rũ rượi, khóc lóc, khép nép
44 Thanh Tú – Đức Minh, Báo mới, uật h a các hoạt đ ng điều tra ban đầu,
http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/www.phapluattp.vn/Luat-hoa-cac-hoat-dong-dieu-tra-ban- dau/5988684.epi, truy cập 2/4/2011 .
lấy tay che vùng kín, thanh niên này (được xác định là trung úy Hoàng Hà Long) bắt cả hai phải "Đứng thẳng người lên, đứng vào tường, ngửa mặt lên, dang hai tay ra" khỏi vùng kín để... chụp ảnh45. Đây là trường hợp do không tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người bị dẫn giải, không giữ đúng lề lối, tác phong Công an nhân dân nên một số cán bộ, chiến sĩ khi bắt, dẫn giải người vi phạm pháp luật đã xâm hại đến danh dự nhân phẩm của con người, coi thường dư luận xã hội. Điều đó xuất phát từ việc pháp luật tố tụng hình sự vẫn chưa quy định quyền cơ bản của họ vì vậy mà trong quan hệ với chủ thể tiến hành tố tụng họ chưa có một cơ chế để bảo đảm quyền của mình.
Tuy nhiên, việc chưa luật hóa các hoạt động điều tra ban đầu còn gây nhiều khó khăn cho chính các Điều tra viên. Trên thực tế, nhiều vụ việc, chứng cứ do cán bộ điều tra thu thập ban đầu về sau đã không được Tòa án đánh giá là chứng cứ hợp pháp để chứng minh tội phạm. Theo phản ánh của một số Điều tra viên “Chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đấu tranh với tội phạm, lại còn phải vất vả tìm cách chuyển hóa các chứng cứ này để được các cơ quan tố tụng công nhận” - vị Điều tra viên than thở. Một khó khăn khác trong quá trình điều tra, phá án, việc xây dựng mạng lưới bí mật của cảnh sát, đưa người vào tổ chức tội phạm là nghiệp vụ quan trọng, giúp cơ quan Công an phát hiện, ngăn chặn những tội phạm nghiêm trọng từ trong trứng nước. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc tình, cơ sở bí mật không kịp rút ra ngoài nên bị bắt, bị vướng vào vòng tố tụng. Gặp trường hợp này, các cơ quan tố tụng thường không thống nhất được hướng xử lý với họ vì cho rằng đây chỉ là quy định riêng trong ngành Công an…46
Từ những khó khăn trên, có thể thấy việc luật hóa các hoạt động điều tra ban