Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu luận văn các rào cản thương mại của mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu từ việt nam và các giải pháp vượt qua (Trang 60 - 69)

2.4.3.1. Quan hệ thương mại thủy sản với Việt nam

Quá trình phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam

Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995. Kể từ đó đến nay, các chuyến viếng thăm của các quan chức cấp cao hai nước đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước.

Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không ngừng phát triển. Việc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) ký ngày 13/7/2000 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhờ đó, kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 lên 1,4 tỷ USD năm 2001 – năm trước khi

BTA có hiệu lực. Năm 2003 kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã đạt gần 5,8 tỷ USD và Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Hoa Kỳ.

Thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Trước năm 1994, do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam không thể xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thuỷ sản Việt Nam vẫn xuất sang Hoa Kỳ thông qua nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba mà chủ yếu là Xingapo và Hồng Kông. Tháng 2 năm 1994 Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tháng 7 năm 1994 lô hàng thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam do Công ty Cafatex xuất khẩu cập cảng tiểu bang Florida, mở đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa hai nước. Năm 1995 Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức bình thường hoá quan hệ và quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập. Kể từ đó Việt Nam và Hoa Kỳ đã hình thành và phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản, cả về quản lý, khoa học công nghệ và thương mại. Bộ Thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thường xuyên có liên hệ, trao đổi với Cục nghề cá biển Hoa Kỳ (MNFS), Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA). Phía Hoa Kỳ đã cử nhiều đoàn đại biểu sang làm việc với Việt Nam và toạ đàm về áp dụng HACCP đối với các cơ sở chế biến xuất khẩu. Năm 1998, hai nước đã ký biên bản thoả thuận hợp tác giữa nghề cá hai nước và kể từ đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng đáng kể.

Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển nhảy vọt. Hiệp định đã tác động rất lớn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, đưa Hoa Kỳ trở thành một trong

+ Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ

Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt trên 80 triệu USD, tăng gấp đôi năm 1997 (40 triệu USD). Năm 1999 kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vượt qua ngưỡng 100 triệu USD, đạt 130 triệu USD, tăng 62,5% so với năm 1998.

Bảng 11: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ,giai đoạn 1995-2000

Đơn vị: Nghìn USD

Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Cá sống 44 115 180 113 129 175

Cá sấy khô, ướp muối,hun khói…

41 129 208 595 394 374

Hải sản than mềm nhuyễn thể

391 1,06 1,06 665 2,92 8,17

Cá đông lạnh(không bao gồm cá phi lê hoặc cá thịt khác)

976 2,55 3,15 4,47 5,27 6,80

Cá tươi(không bao gồm cá phi lê và cá thịt khác)

46 14 65 1,63 3,45 9,59

Cá phi lê và cá thịt khác tươi hoặc đông lạnh

1,14 1,51 4,08 8,44 15,62 32,61

Tôm nước lợ 16,94 28,60 36,90 64,68 80,28 185,12

Bảng 12 : Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2000 - 2004 Đơn vị : nghìn USD Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 Tôm nước lợ 185,12 308,70 368,62 468,93 277,45 Cá sống 175 216 201 271 357

Cá sấy khô, ướp muối,

hun khói … 374 596 722 1,005 3,549

Hải sản thân mềm,

nhuyễn thể 8,17 6,16 5,82 7,44 6,18

Cá đông lạnh (không bao gồm cá filê hoặc cá thịt khác)

6,80 10,22 9,23 10,70 14,71

Cá tươi (không bao gồm

cá filê hoặc cá thịt khác) 9,59 16,64 24,67 23,66 25,38 Cá filê và cá thịt khác

tươi, hoặc đông lạnh 32,61 41,72 69,17 56,45 78,36

Nguồn : Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Năm 2000, cơ cấu thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ có sự điều chỉnh mạnh và Việt Nam đã nắm bắt cơ hội chen chân vào thị trường rộng lớn này. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đột ngột lên 2,14 lần so với năm 1999 và là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ. Trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, tôm chiếm tỷ trọng chính 74% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu. Việt Nam vươn lên vị trí thứ tư về giá trị xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ (về khối lượng

đứng hàng thứ 7). Cá tra, ba sa philê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.

Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng 70.930 tấn thuỷ sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD.

Năm 2002, khối lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên 98.664 tấn, đạt 654.98 triệu USD, chiếm 32,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản (kể cả chế biến) đạt 777.66 triệu USD, tiếp tục xếp vị trí thứ hai sau hàng dệt may trong bảng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong nhóm hàng thuỷ sản, tôm đông lạnh đạt kim ngạch 469 triệu, chiếm 64% tổng kim ngạch nhóm hàng thuỷ sản. Tôm và cua chế biến đạt 162 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cá phi lê giảm khoảng 19% so với trước do tác động của thuế chống bán phá giá.

Năm 2004, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ các mặt hàng như mực đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, tôm đông lạnh, cá ngừ, cá đông lạnh, mực khô, các khô và các mặt hàng khác với tổng số lượng đạt 91.380.6 tấn, trị giá là 602.9 triệu USD. Hoa Kỳ chiếm 25,1% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong đó, tôm đông lạnh đạt 37.060 tấn, trị giá 397 triệu USD, cá đông lạnh đạt 33.680 tấn, trị giá 119 triệu USD.

Năm 2005, do tác động đồng thời của việc áp thuế chống bán phá giá cá tra, cá ba sa philê đông lạnh và tôm đông lạnh, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ có phần giảm sút, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 23% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 13: Xuất khẩu thuỷ sản của ViêtNam giai đoạn 2001-2003

Đơn vị triệu USD.

Doanh thu (sang Mỹ) Doanh thu (tổng) Mức tăng trưởng (tổng) 2001 489.03 1777,5 20,2 2002 654,98 2022,8 13,8 2003 777,66 2199,6 8,7

Nguồn trung tâm thông tin bộ thuỷ sản

2.4.3.2. Một số ví dụ về ảnh hưởng của rào cản thương mại của Mỹ đối với

hàng Thuỷ sản nhâp khẩu từ Việt Nam

Chiến dịch chống cá tra và cá ba sa

Chiến dịch này bắt đầu từ cuối năm 2000, có lúc dịu đi vài tháng, rồi lại sôi lên, ầm ĩ và gay gắt đến mức một số người Mỹ gọi đó là "chiến tranh catfish" hay "cuộc chiến mới chống Việt Nam". "Catfish" là tên tiếng Anh chỉ tất cả các loài cá da trơn (không có vảy), gồm cá trê, cá nheo, cá tra, ba sa, cá lăng, cá bông lau.... Trước năm 1997, cá da trơn vào Mỹ chủ yếu từ Bra-xin, với mức kỷ lục đạt 8,2 triệu pao (Ib) năm 1986, tương đương mức nhập khẩu năm 2000, nghĩa là mức của 15 năm sau đó. Từ 1997 đến nay, Việt Nam chiếm phần lớn khối lượng nhập khẩu vào thị trường Mỹ, với sản phẩm chính là philê cá đông lạnh, ước năm 2001 Mỹ nhập khẩu 14-16 triệu Ib. Mặc dù đang tăng, nhưng thị phần cá da trơn Việt Nam năm 2001 vẫn thấp hơn nhiều so với thị phần cá da trơn nhập khẩu từ Bra-xin) năm 1986 (6,7%). Từ 1990 đến nay, giá cá nheo nuôi đã giảm rất nhiều, trước khi nhập khẩu cá da trơn Việt Nam gia tăng trong hai năm 2000-2001. Giá trung bình năm 1991 là 65 pao, giảm 13 xu đô-la/Ib so với năm 1990, trong khi nhập khẩu tăng từ 4

có 10 xu đô-la so với năm 2000, trong khi nhập khẩu tăng từ 8,2 triệu Ib lên 16 triệu Ib. Diễn biến giá và khối lượng nhập khẩu từ 1991 đến 2000 cũng theo xu hướng trên, nhưng mức giá trung bình năm 2001 khi cá da trơn nhập khẩu chỉ chiếm 5,2% thị phần vẫn thấp hơn 2 xu đô-la/Ib so với giá trung bình năm 1986 (67 xu đô-la/Ib) khi cá da trơn nhập khẩu chiếm 6,7% thị phần. Sau khi phân tích các số liệu thống kê từ năm 1986 đến nay, các báo cáo trên của cả cơ quan chính quyền và Viện nghiên cứu tư nhân Mỹ đều kết luận những nguyênn hân chính dẫn đến việc giảm giá cá nheo nuôi trên thị trường Mỹ là: Thứ nhất, thức ăn chiếm phần lớn chi phí nuôi cá nheo, nhưng giá bột ngô và bột đậu nành là hai thành phần chính để sản xuất thức ăn trong những năm gần đây giảm mạnh, kéo giá cá nguyên liệu giảm theo

Mới đây nhất, ba bang của Hoa Kỳ gồm Alabama, Mississippi và Louisiana đã ra lệnh ngưng bán cá tra philê nhập khẩu từ Việt Nam để điều tra an toàn thực phẩm vì cho rằng cá tra philê Việt Nam có chất kháng sinh bị cấm. Chất kháng sinh được tìm thấy trong cá là fluoroquinolone, một chất được phép sử dụng cho người, nhưng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và FDA đã cấm sử dụng nó trong thực phẩm vì họ lo ngại rằng thuốc sẽ khiến cho một số bệnh trở nên dễ kháng thuốc hơn. Trong khi EU chỉ giới hạn ở ngưỡng nhất định, thì (FDA) đã cấm hoàn toàn sự có mặt của chất này trong thủy sản nhập khẩu.

Việc Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) bỏ phiếu đồng ý với Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho rằng, Việt Nam đã bán phá giá cá tra và gây thiệt hại đến nền công nghiệp catfish Hoa Kỳ như tiếp thêm sức mạnh để Liên minh tôm miền Nam (SSA - Southern Shrimp Alliance) ráo riết chuẩn bị cho vụ kiện tôm. 8/8/2003, một cuộc họp do SSA tiến hành để bỏ phiếu về việc khởi kiện.

Vụ kiện bán phá giá tôm

Sau khi bị thua kiện trong cuộc tranh chấp thương mại với Mỹ về xuất khẩu cá da trơn, Việt Nam lại đang đứng trước nguy cơ bị ngành chế biến tôm Mỹ kiện về bán phá giá ở Mỹ. Các công ty chế biến tôm của Mỹ cho rằng, các sản phẩm tôm giá hạ được nuôi từ các hồ ao của Việt Nam và một số nước khác ở châu á và Mỹ La tinh đang bán phá giá trên thị trường Mỹ, sẽ gây thiệt hại cho các công ty sản xuất trong nước. Kết quả là Liên minh chế biến tôm miền Nam của Mỹ, một liên minh gồm 8 bang ven biển miền Đông và Nam Mỹ, đang xem xét việc gửi đơn kiện các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ Hiệp hội tôm Lousiana cũng quyết định kiện, đòi đánh thuế tôm nhập khẩu. Cả hai hiệp hội này mâu thuẫn nhau, nhưng đều đang cố gắng quyên góp tiền trang trải chi phí pháp lý.

Từ tháng 2/2007, các nhà nhập khẩu muốn nhập tôm vào thị trường Mỹ phải đóng một khoản tiền ký quỹ gọi là thuế suất tạm tính. Đó là quy định mới của Hải quan Mỹ áp dụng đối với hàng nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá từ các nước trong vụ kiện tôm năm ngoái.

Khoản tiền ký quỹ được tính bằng tổng giá trị nhập khẩu trong vòng 1 năm của doanh nghiệp nhân với tỷ suất biên phá giá của doanh nghiệp xuất khẩu đã được phán quyết của Bộ thương mại Mỹ (DOC) áp sau vụ kiện phá giá tôm năm ngoái. Trước đây, các nhà nhập khẩu Mỹ khi kinh doanh có thể đặt cọc một khoản tiền là 50.000 USD và thanh toán các khoản còn nợ theo từng container hàng.

Nhưng theo quy định mới này, khoản tiền đặt cọc sẽ tương đương với giá trị thuế chống bán phá giá được tính trên giá trị của tổng lượng hàng trong 12 thángmà nhà nhập khẩu đó nhập từ nước bị áp thuế phá giá. (Chẳng hạn năm nay các nhà nhập khẩu Mỹ muốn nhập hàng từ Việt Nam sẽ phải đóng tiền

Hiện nay, các nhà nhập khẩu Mỹ bắt đầu đẩy rủi ro này về phía doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có Việt Nam. Họ yêu cầu các nhà xuất khẩu VN phải tự đóng tiền đặt cọc, tự nhập hàng vào Mỹ, giao hàng tại Mỹ sau khi đã thông quan và chịu mọi rủi ro trong trường hợp mức thuế phá giá tăng sau khi review.

Theo thời báo Miami Herald dẫn lời những người nuôi tôm Hoa Kỳ, tôm nhập khẩu giá thấp từ các quốc gia Châu Á và Mỹ La tinh cùng với chi phí vận hành trang trại lớn, đã khiến cho sản lượng và giá tôm nội địa Mỹ sụt giảm, cũng như số lượng chủ trang trại tôm ngày một ít đi, từ 5.000 xuống chỉ còn 1.900 trong 10 năm qua.

Liên minh Tôm Miền Nam (SSA) – một nhóm nông dân nuôi thủy sản ở 8 bang thuộc Hoa Kỳ, đã buộc tội 6 nước châu Á và Mỹ La tinh vi phạm các quy định về thương mại bình đẳng, vì đã bán mặt hàng tôm trên thị trường Mỹ thấp hơn giá ở nước mình (tức bán phá giá). Tiếp đó, tổ chức này đã đệ đơn lên Chính phủ Liên bang yêu cầu đưa ra mức thuế chống phá giá từ 30- 200% đối với tôm nhập khẩu. Việc làm này nhanh chóng bị lên án không chỉ từ các nước xuất khẩu bị cáo buộc bán phá giá (Trung Quốc, Bra-xin, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Ê-cu-a-đo), mà còn cả từ phía những cơ sở bán lẻ, phân phối, giới kinh doanh nhà hàng và các doanh nghiệp chế biến của Mỹ.

Tuy vậy, kể từ tháng 2/2004, khi các quan chức Hoa Kỳ bắt đầu phê chuẩn mức thuế phụ thu đối với tôm nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu tôm của Mỹ đã bắt đầu chuyển sang thị trường Pakistan, In-đô-nê-xi-a và Băng-la-đét.

Kể từ khi được thụ lý vào ngày 31/12/2003, giới nuôi tôm Mỹ đã có được thuận lợi ban đầu, vì tháng 2/2004 vừa qua, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ khẳng định rằng việc nghề nuôi tôm ở Mỹ có chịu ảnh hưởng xấu do nhập khẩu hay không cần phải được điều tra làm rõ. Tuy nhiên, ngày 8/6

tới Bộ Thương Mại Hoa Kỳ mới ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện, để làm rõ xem liệu việc bán phá giá có xảy ra không cũng như mức thuế và thời gian áp dụng. Dù vậy, vẫn có quan ngại rằng ở một số nước khác (như In-đô-nê-xi- a), những người nuôi tôm sẽ tăng sản lượng hoặc tăng nhập khẩu từ các nước chịu thuế để xuất khẩu lại vào thị trường Mỹ. Cũng trong thời gian người nuôi tôm Mỹ cũng đang ra sức tiếp thị cho sản phẩm tôm của mình – một loại mặt hàng này được sản xuất theo công nghệnuôi sạch và do vậy không bị ảnh hưởng của hóa chất. Liên minh Tôm Miền Nam đang thực hiện một chiến dịch vận động quy mô lớn và xúc tiến việc xin giấy phép chứng nhận chất lượng hàng hóa, với sự giúp đỡ của một vài hệ thống nhà hàng – những nơi sẽ khuyến khích khách hàng trả giá cao hơn cho tôm nội địa. Song song với vụ kiện tôm, Hoa Kỳ dự định sẽ áp đặt lệnh cấm tôm khai thác tự nhiên của Thái

Một phần của tài liệu luận văn các rào cản thương mại của mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu từ việt nam và các giải pháp vượt qua (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)