Tình hình thị trường thủy sản Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu luận văn các rào cản thương mại của mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu từ việt nam và các giải pháp vượt qua (Trang 53 - 60)

2.4.2.1. Thông tin chung về thị trường thủy sản Mỹ

Chủng loại và sản phẩm:

Hoa Kỳ sử dụng các nguyên liệu thuỷ sản trong nước và nhập khẩu để chế biến các loại thực phẩm rất đa dạng. Công nghiệp chế biến thuỷ sản tập trung vào sản xuất ba dạng mặt hàng chính là các sản phẩm tươi, đông lạnh và đồ hộp. Họ không chỉ chế biến ra các sản phẩm thuỷ sản phục vụ người tiêu dùng, mà còn chế biến thức ăn cho động vật nuôi, dầu cá và nhiều sản phẩm khác. Năm 1998, các cơ sở này xuất khẩu 740.000 tấn sản phẩm, trị giá 2,2 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Nhật Bản, tiếp theo là EU và Canađa. Năm 2000, riêng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu có nguồn gốc trong nước là 644 triệu pound đạt giá trị 126,2 triệu USD. Sản lượng dầu cá đạt 47,7 triệu USD. Cá hồi được xem là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 25% tổng doanh thu xuất khẩu. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn khác là cua nước lạnh, trứng cá minh thái và surimi. Các nhà nhập khẩu, tái chế hoặc các

phẩm lườn cá ngừ sashimi chất lượng cao và “saku bar” cung cấp cho lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.

Hệ thống tiêu thụ:

Hệ thống tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ rất tiện lợi, trong đó có các hệ thống cung ứng nhà hàng, hệ thống cung ứng cho các cơ sở ăn uống công cộng ở các trường học, các chợ bán cá cho các hộ gia đình. Hệ thống phân phối hiện đại, sử dụng kho lạnh đảm bảo việc cung ứng hải sản sản xuất trong nước và hải sản nhập khẩu vừa đáp ứng về thời gian, vừa đảm bảo chất lượng cao. Hệ thống bán lẻ gồm các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, cửa hàng, câu lạc bộ và các chợ cá. Hệ thống phân phối đến các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ trên cả nước thông qua khoảng 2.800 cơ sở phân phối và các nhà buôn. Nhà nhập khẩu cũng có thể là các chủ tàu hoặc công ty đánh bắt thuỷ sản ở trong nước cũng như ngoài nước. Họ có thể cũng là chủ nhà máy sơ chế. Hệ thống trung gian gồm các công ty thương mại hoặc hệ thống bán lẻ có nhu cầu gia công hàng tại các cơ sở chế biến. Nhà máy chế biến cũng có thể là nhà phân phối.

Xu hướng tiêu thụ:

Tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound và 36-40 con/pound. Ngoài ra tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ. Cá ngừ đóng hộp cũng là một trong những sản phẩm thuỷ sản ưa thích của người Mỹ, trong khi cá ngừ tươi mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh sách thuỷ sản nhập khẩu của Hoa Kỳ. Sản phẩm cá ngừ đánh bắt nội địa và nhập khẩu là philê, cắt lát, sashimi và sushi. Cùng với sự phát triển của thị trường, nhập khẩu cá ngừ những năm qua cũng tăng trưởng ổn định. Ước tính tiêu thụ cá ngừ tươi của Hoa Kỳ đạt 35.000 tấn/năm và nhập khẩu đáp ứng trên 70% nhu

cầu của người tiêu dùng. Loài nhập khẩu chủ yếu là cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài.

Cá hồi được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng philê với nguồn nhập chủ yếu từ Canađa, Chilê, Na Uy và Anh.

Cá nheo và cá rô phi được đánh giá là có triển vọng về lượng tiêu thụ trong tương lai do 2 loài này đang được nuôi ở Hoa Kỳ và người tiêu dùng đang ngày càng hướng vào sản phẩm sản xuất nội địa.

Mức tiêu thụ

Những năm qua, người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng ưa chuộng sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, các món ăn chế biến từ tôm ngày càng phổ biến. Mức chi tiêu cho thuỷ sản tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ năm 2003 của người tiêu dùng đạt 61,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2002- mức tăng hàng năm cao nhất kể từ năm 1997. Năm 2002, người tiêu dùng Hoa Kỳ chi khoảng 55,1 tỷ USD cho thuỷ sản, trong đó 38,4 tỷ USD tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 16,4 tỷ USD tại các cơ sở bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) năm 2002 đạt 283,1 triệu USD. Theo Cục nghề cá biển Hoa Kỳ, năm 2003 người tiêu dùng Hoa Kỳ chi 42 tỷ USD cho thuỷ sản tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 18,9 tỷ USD tại các cửa hàng bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm GTGT đạt 290,4 triệu USD.

2.4.2.2. Khối lượng và giá tr

Đặc điểm quan trọng của ngoại thương thuỷ sản Hoa Kỳ là thâm hụt ngoại thương ngày càng lớn. Sự thâm hụt thương mại thuỷ sản (thể hiện trong bảng 1) đã tăng từ 2,5 tỷ USD năm 1990 lên 3,9 tỷ USD năm 1996 và tăng đáng kể từ năm 1997 với 5,2 tỷ USD lên 7,8 tỷ USD năm 2003 cho thấy nhu cầu cần thiết nhập khẩu thuỷ sản của nước này.

Bảng 9: Giá trị thương mại thuỷ sản của Hoa Kỳ.

Đơn vị: nghìn USD

Năm Nhập khẩu Xuất khẩu

1990 5.573.241 3.019.861 1991 5.999.580 3.281.746 1992 6.024.064 3.582.545 1993 6.290.233 3.179.474 1994 7.043.431 3.229.585 1995 7.141.428 3.383.589 1996 7.080.411 3.177.858 1997 8.138.840 2.850.311 1998 8.578.766 2.400.338 1999 9.407.307 2.945.014 2000 10.453.251 3.055.261 2001 10.150.160 3.319.600 2002 10.121.262 3.119.651 2003 11.095.475 3.266.487

Nguồn : Thống kê nghề cá của FAO

Trung bình người Mỹ tiêu dùng khoảng 16,3 pound thuỷ sản/người (trong đó 11,4 pound hàng tươi và đông lạnh) trong năm 2003, tăng 0,7 pound so với năm 2002. Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ sử dụng gần 8% tổng sản lượng thuỷ sản thế giới từ các nguồn đánh bắt, nuôi trồng trong nước và nhập khẩu. Hơn một nửa lượng thuỷ sản tiêu dùng ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ nhập khẩu. Khoảng 1000 cơ sở chế biến trên toàn nước Hoa Kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Năm 1992, Hoa Kỳ nhập 6,02 tỷ USD, năm 1995 tăng lên 7,14 tỷ USD, năm 1998 là 8,45 tỷ USD. Trước năm 1998, nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ thấp hơn Nhật Bản, nhưng từ năm 1998 Hoa Kỳ đã vượt lên thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới. Năm 1999, tổng nhập khẩu thực phẩm thuỷ sản đạt giá trị 9,3 tỷ USD. Các nhà cung cấp châu Á đã chiếm 40% thị phần trong giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ. Theo công bố của Hoa Kỳ, năm 2000 tổng giá trị nhập khẩu đạt 10,45 tỷ, chiếm 17,4% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới, năm 2001 là 10,15 tỷ USD, năm 2002 là 10,12 tỷ USD. Đến năm 2003, giá trị nhập khẩu đã tăng lên gần 11,1 tỷ USD trong đó nhập khẩu tôm chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu.

2.4.2.3.Mặt hàng nhập khẩu :

Tôm,,Cá hồi,Cá ngừ ,Cá rô phi ….

Tôm: Là mặt hàng ưa thích nhất tại Hoa Kỳ và được tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu tôm trị giá gần 4 tỷ USD chiếm khoảng 88% lượng tôm tiêu thụ tại Hoa Kỳ và 37% giá trị nhập khẩu thuỷ sản. Chỉ tính riêng năm 2001, giá trị nhập khẩu tôm tươi, đông lạnh và chế biến đạt 3,6 tỷ USD. Hoa Kỳ nhập khẩu 19 loại sản phẩm tôm khác nhau, nhưng chỉ có 3 sản phẩm cho giá trị lớn nhất là tôm bóc vỏ còn đuôi, tôm chế biến và tôm vỏ bỏ đầu. Tiêu thụ tôm của người Mỹ năm 2002 đạt mức kỷ lục 3,7 pound/ người, vượt cả cá ngừ vốn là sản phẩm thuỷ sản có lượng tiêu thụ cao nhất trong nhiều năm liền (2,9 pound/ người). Năm 2002, nhập khẩu tôm đạt 3,4 tỷ USD, năm 2003 tăng lên 3,8 tỷ USD, chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu.

Các nước cung cấp chính là Canađa, Mêhicô, Braxin, Ôtxtrâylia…

Cá hồi: Nhập khẩu các sản phẩm cá hồi có giá trị lớn thứ tư và năm

sản phẩm cá ngừ năm 2000 là 778 triệu USD, chiếm 8% giá trị nhập khẩu thuỷ sản thực phẩm. Trong đó nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam đạt 10 triệu USD, cá vây vàng tươi là 8,9 triệu USD (1.483 tấn), cá ngừ đóng hộp đạt 0,5 triệu USD.

Cá rô phi : Năm 2001 khối lượng nhập khẩu cá rô phi tăng mạnh. Tổng lượng nhập khẩu năm 2001 đạt 124 triệu pound, tăng 3,9% ( gần 35 triệu pound) so với năm 2000. Tất cả các sản phẩm chế biến từ cá rô phi đều tăng. Nhập khẩu cá nguyên con đông lạnh tăng 39% và chiếm 69% tổng lượng nhập khẩu cá rô phi. Nhập khẩu cá philê tươi đạt 22,6 triệu pound tăng 36%, cá philê đông lạnh tăng mạnh nhất với 42%.

2.4.2.4.Thị trường nhập khẩu:

Thái Lan,Êcuađo,Canađa,Trung Quốc,Vênêzuêla,Một số nước châu Á khác,

Hoa Kỳ nhập khẩu thuỷ sản từ 130 nước trong đó dẫn đầu là Thái Lan, Êcuađo, Canađa, Trung Quốc, Chilê, Mêhicô và Ấn Độ…

Thái Lan là nước xuất khẩu tôm số 1 vào thị trường Hoa Kỳ với khối lượng kỷ lục là 136.078 tấn, giá trị 1.266 triệu USD năm 2000, chiếm thị phần tương ứng là 34% và 25%. Giá trị tôm xuất khẩu vào Hoa Kỳ chiếm 57,3% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Thái Lan năm 2001. Riêng mặt hàng tôm sú đông lạnh bóc vỏ chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu t ôm

Êcuađo là bạn hàng lâu đời của Hoa Kỳ với sản phẩm quen thuộc là tôm

chân trắng nuôi. Trước đây, khi Thái Lan chưa chiếm lĩnh thị trường thì tôm chân trắng Êcuađo luôn chiếm thị phần lớn nhất. Họ bị mất vị trí số 1 từ năm 1998 về tay Thái Lan do sản lượng nuôi bị giảm sút mạnh vì dịch bệnh. Năm 2000, xuất khẩu tôm của Êcuađo lại giảm mạnh do dịch bệnh đốm trắng gây tổn thất nặng nề cho tôm nuôi. Lượng xuất khẩu năm 2000 chỉ còn 19.098

tấn, nhưng đã tăng lên 26.760 tấn vào năm 2001 và đứng hàng thứ 6 về khối lượng, hàng thứ 5 về giá trị ở thị trường tôm Hoa Kỳ (224 triệu USD).

Canađa coi Hoa Kỳ là “thị trường nhà” vì họ cũng là thành viên quan

trọng của “Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ”. Hoa Kỳ luôn chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Canađa. Năm 2000 vị trí độc tôn của Canađa lần đầu tiên bị Thái Lan uy hiếp, nhưng vẫn còn chiếm 19,3% thị phần. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Canađa là cá philê, tôm hùm.

Trung Quốc đứng thứ 5 về khối lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ, đứng thứ

6 về giá trị vì tôm Trung Quốc có giá thấp. Sản phẩm tôm của Trung Quốc xuất sang Mỹ năm 2001 phần lớn là tôm chân trắng nhập nội được nuôi phổ biến ở tỉnh Quảng Đông và một số địa phương khác.

Thị phần của Ấn Độ bị thu hẹp đôi chút vào năm 2001 chiếm 8,84% so với 9,13% năm 2000.

Một số nước châu Á khác: Năm 2000, có thể nói tôm đông lạnh của châu Á đã chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ do tôm nuôi Mỹ La tinh bị dịch bệnh đốm trắng tàn phá và bị thiệt hại nặng như Êcuađo, Mêhicô, Panama… Do vậy xuất khẩu của các nước châu Á vào Hoa Kỳ tăng nhanh đáng kể. Thái Lan tăng 12 nghìn tấn và là nước cung cấp tôm chính cho thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc - 10 nghìn tấn, Việt Nam - 8 nghìn tấn, Ấn Độ - 7 nghìn tấn. Việt Nam tuy chỉ đứng thứ bảy về khối lượng xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ, nhưng do tôm có chất lượng cao nên về giá trị xuất khẩu tôm vươn lên vị trí thứ ba (235 triệu USD). Tuy đã có mức tăng trưởng nhanh, nhưng thị phần của tôm đông lạnh Việt Nam tại Hoa Kỳ còn rất nhỏ (6,2% về giá trị).

Trong năm 2000 & 2001, nhập khẩu tôm đông lạnh tăng mạnh từ những nước sản xuất tôm ở Châu Á. Năm 2003, khối lượng nhập khẩu tăng mạnh từ Trung Quốc (+ 61%), Việt Nam ( + 46%), tăng nhẹ từ những nước cung cấp

Bảng 10. Các mặt hàng nông thuỷ sản và thực phẩm

nhập khẩu chính của Hoa Kỳ

(Đơn vị: Triệu USD)

Các mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng kim ngạch 55.599 55.591 60.899 67.102 73.050

Thuỷ sản có vỏ (tôm, cua, sò...) 5.908 5.910 6.492 6.472 6.696 Cá (tươi, đông lạnh, chế biến…) 3.824 4.122 4.438 4.696 5.223

Thịt gia súc và bò 4.062 4.038 3.302 3.909 4.410

Rượu mạnh đã chưng cất 2.848 3.111 3.453 3.734 4.106 Coca, socola và các loại bánh kẹo 2.301 2.662 3.535 3.627 3.927 Rau tươi hoặc đông lạnh 2.628 2.758 3.250 3.650 3.871

Nguồn Website Trung tâm tin học -Bộ thuỷ sản

Một phần của tài liệu luận văn các rào cản thương mại của mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu từ việt nam và các giải pháp vượt qua (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)