Quy định của Hoa Kỳ liên quan đến bình đẳng thương mại

Một phần của tài liệu luận văn các rào cản thương mại của mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu từ việt nam và các giải pháp vượt qua (Trang 48 - 49)

2.3.3.1.Chống bán phá giá:

Quy định những biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia, hay một doanh nghiệp đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá thành của sản phẩm đó. Luật chống phá giá còn cho phép các ngành của Hoa Kỳ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba.

Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp.

2.3.2.2 Chống cạnh tranh không bình đẳng:

Quy định về những “biện pháp cấp bách” mà một quốc gia nhập khẩu được phép áp dụng để chống lại nước xuất khẩu, khi họ đã có những hành động hỗ trợ các nhà sản xuất của mình về tiền vốn, thiết bị, hoặc trợ giá bán cho nhà sản xuất để sản phẩm đó được xuất khẩu với giá thấp hơn giá thành thực tế của nó.

2.2.3.3. Chống vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thương hiệu của hàng hoá:

Bao gồm các quy định thủ tục tiếp nhận đăng ký độc quyền về những phát minh, sáng kiến, kiểu dáng công nghiệp, độc quyền về thương hiệu, nhẫn hiệu hàng hoá của quốc gia hay của hãng sản xuất kèm theo những biện pháp trừng phạt đối với các trường hợp viphạm.

Một phần của tài liệu luận văn các rào cản thương mại của mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu từ việt nam và các giải pháp vượt qua (Trang 48 - 49)