Khái niệm LNXH

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG lâm NGHIỆP xã hội đại CƯƠNG (Trang 27 - 29)

Giữa thập niên 1970, những chuyễn biến quan trọng trong t− t−ởng về vai trò của lâm nghiệp trong phát triển nông thôn đã diển ra, một dấu hiệu đầu tiên của t− t−ởng mới nμy lμ giới thiệu thuật ngữ LNXH tại ấn Độ vμo năm 1970. Trong báo cáo của ủy ban nông nghiệp quốc gia, ng−ời ta khuyến cáo nhân dân nông thôn sẽ đ−ợc khuyến khích tham gia bảo vệ vμ tái tạo tμi nguyên rừng, sẽ đ−ợc cung cấp lâm sản không mất tiền .

Năm 1978 Ngân hμng thế giới đã xuất bản công trình nghiên cứu về các chính sách lâm nghiệp, báo hiệu chuyển h−ớng từ nền lâm nghiệp lâm sinh-công nghiệp rừng sang bảo vệ môi tr−ờng vμ đáp ứng nhu cầu địa ph−ơng, ủng hộ lâm nghiệp vì nhân dân địa ph−ơng vμ khuyến khích ng−ời dân nông thôn tham gia vμo lâm nghiệp ở địa ph−ơng.

Cũng năm 1978, FAO bắt đầu ch−ơng trình mới “Lâm nghiệp vì sự phát triển cộng đồng địa ph−ơng” vμ ấn hμnh bản tổng quan về vai trò của lâm nghiệp phục vụ phát triển cộng đồng địa ph−ơng, trong đó thuật ngữ LNXH đã đ−ợc nêu ra. LNXH hoặc thông qua hoạt động của các nông hộ riêng rẽ hoặc thông qua những hoạt động liên quan đến cộng đồng nh− một tổng thể ( FAO, 1978). Hội nghị lâm nghiệp lần thứ VIII năm 1978 tổ chức tại Jakarta thừa nhận xu h−ớng LNXH. LNXH đ−ợc quảng bá rộng rãi vμ nhanh chóng, mạnh mẽ vì ý nghĩa nhân văn của nó. Từ đó thuật ngữ LNXH đ−ợc sử dụng rộng rãi ở nhiều n−ớc. Măc dù vậy cho đến nay khái niệm LNXH vẫn đ−ợc hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vμo điều kiện lịch sử, văn hoá, kinh tế - xã hội vμ ý thức hệ của mỗi dân tộc, nên khái niệm LNXH đ−ợc dịch ra theo rất nhiều cách khác nhau ở mỗi quốc gia. Điều đó dẫn tới các ý kiến tranh luận để tìm ra sự tách bạch rạch ròi giữa các nhóm thuật ngữ khác nhau, mμ nguyên nhân chỉ lμ do cách định nghĩa không đồng nhất (Donoran vμ Fox,1997). Hơn nữa LNXH lμ một quá trình phát triển liên tục, vì vậy sau hơn 20 năm tồn tại vμ phát triển, hiện nay vẫn đang còn có nhiều tên gọi vμ khái niệm khác nhau về LNXH.

Theo FAO (1978) LNXH lμ tất cả những hình thức hoạt động mμ trong đó ng−ời dân địa ph−ơng liên kết chặc chẽ với hoạt động lâm nghiệp. Những hình thức nμy rất khác nhau cho nhu cầu từ việc thiết lập các đám cây gỗ (Woodlot - nguyên văn tiến Anh)

ở những nơi thiếu hụt gỗ vμ các lâm sản khác cho nhu cầu địa ph−ơng đến các hoạt động truyền thống của các cộng đồng miền rừng nh− trồng cây lấy gỗ để cung cấp gỗ hμng hoá, chế biến lâm sản ở nông thôn. Ng−ời ta còn nhấn mạnh, LNXH phải lμ một bộ phận của phát triển nông thôn vμ còn thừa nhận khái niệm cơ bản mμ theo đó mục đích trung tâm của phát triển nông thôn lμ giúp đỡ ng−ời nghèo từ sự cố gắng của chính họ. Lâm nghiệp h−ớng tới phục vụ cho phát triển cộng đồng, do vậy, phải lμ một nền lâm nghiệp xuất phát từ ng−ời dân th−ờng (FAO, 1978). Cho nên ngay từ buổi đầu, LNXH đ−ợc thiết lập trên sự tham gia của ng−ời dân vμ h−ớng về nhu cầu của nông thôn, đặc biệt những ng−ời nghèo nhất trong số họ.

Wiersum (1994) nhận xét rằng, các quan niệm về LNXH có các ý nghĩa khác nhau lμ do nguồn gốc của sự phát triển quan niệm nμy. Báo cáo của ấn Độ nêu bật vai trò của LNXH nh− lμ sự đóng góp để cải thiện quản lý rừng. Trong khi t−ờng trình của FAO chú ý hơn đến hoμn cảnh phát triển nông thôn của LNXH cũng nh− đóng góp của nó để cải thiện sử dụng đất. Báo cáo của Ngân hμng thế giới lại nhấn mạnh đến sự cần thiết phải

quan tâm hơn nữa đến sự phát triển LNXH vμ từ sự phát triển nμy ảnh h−ởng đến cộng đồng tại chỗ.

Sau những thảo luận về khái niệm vμ giải thích thuật ngữ LNXH, các khái niệm về LNXH của FAO (1978); Srivastava vμ Pant (1979); Lantica (1982); Hoskins (1990); Wiersum (1994); Simon (1994) ... về cơ bản lμ đồng nhất đó lμ nhân dân nông thôn đảm đ−ơng một phần của trách nhiệm quản lý tμi nguyên rừng, đáp ứng nhu cầu liên quan đến rừng của các nhóm dân c− thiệt thòi về quyền lợi thông qua những cố gắng của chính họ.

Thật sự khó đ−a ra một khái niệm đầy đủ vμ đ−ợc mọi nơi chấp nhận, nh−ng với mục tiêu của LNXH lμ phát triển nông thôn vμ đặt nặng sự tham gia của ng−ời dân thì có thể hiểu một cách tổng quát LNXH lμ sự tham gia của cộng đồng nông thôn trong quản lý tμi nguyên rừng vμ phục vụ cho phát triển nông thôn. Các hoạt động LNXH thích hợp với mọi hình thức sở hữu đất đai, LNXH cũng loại trừ bất cứ hình thức lâm nghiệp nμo mμ chỉ kinh doanh bằng hình thức thuê m−ớn vμ trả công.

Theo Dol Gilmour (1997) một số tên th−ờng đ−ợc gọi hiện nay lμ: Lâm nghiệp cộng đồng, Lâm nghiệp cộng quản, Lâm nghiệp có sự tham gia, LNXH. Sự khác biệt nμy trên nhiều góc độ xã hội khác nhau, quan trọng lμ tổ chức nμo chịu trách nhiệm chủ yếu trong quản lý tμi nguyên rừng, đại thể trách nhiệm quản lý thuộc về cộng đồng, các nhóm của cộng đồng, nông hộ; trình độ kiểm soát, sử dụng hoặc sở hữu hiện nay của nhμ quản lý rừng về tμi nguyên rừng. Những ý nghĩa nμy ít nhiều đề cập đến mức độ tham gia.

Từ khái niệm trên đây về LNXH, có thể nhận thấy rằng LNXH lμ các hoạt động liên quan đến việc huy động mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia vμo bảo vệ tμi nguyên rừng cụ thể nh− bảo đảm đ−ợc sự vững bền của sản xuất lâm nghiệp, gia tăng năng suất rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi chức năng của các l−u vực đồng thời phải đem lại công bằng xã hội... Phát triển con ng−ời lμ vấn đề trung tâm của LNXH. Muốn bảo vệ đ−ợc tμi nguyên rừng có hiệu quả lâu dμi, tr−ớc hết phải bảo vệ con ng−ời. Do vậy vấn đề quan tâm đầu tiên của LNXH lμ phải tìm ra các giải pháp nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống hμng ngμy của ng−ời dân từ nguồn tμi nguyên rừng. Giải quyết bằng đ−ợc các nhu cầu nμy sẽ gắn lợi ích sống còn của nhân dân với tμi nguyên rừng. Việc gắn lợi ích của ng−ời dân với tμi nguyên rừng sẽ lμ động lực kích thích ng−ời dân tham gia vμo bảo vệ vμ phát triển tμi nguyên rừng. Nâng cao đời sống của nhân dân lμ mục tiêu của LNXH vμ ng−ời dân chính lμ chủ thể của mọi hoạt động trong LNXH. Thông qua các hoạt động của LNXH không những chỉ bảo vệ, phát triển vμ sử dụng hợp lý nguồn tμi nguyên rừng mμ còn bảo vệ đ−ợc môi tr−ờng sinh thái, tạo ra công ăn việc lμm, nâng cao đời sống cho ng−ời nghèo, tạo ra công bằng xã hội, giảm bớt sự phân hoá giữa ng−ời giμu vμ ng−ời nghèo.

Nhìn lại trong quá trình hình thμnh vμ phát triển LNXH, ta thấy sự xuất hiện quan điểm LNXH trong thập niên 70 xuất phát từ hai nhân tố cơ bản lμ “Khủng hoảng năng l−ợng của ng−ời nghèo” vμ “Sa mạc hoá”, ng−ời ta tập trung xây dựng những khoảnh rừng lμng xã nh− lμ sở hữu công cộng cần đ−ợc quản lý vì lợi ích của cộng đồng địa ph−ơng. Cách tiếp cận nμy không đem lại thμnh công nh− mong muốn vì sự tranh chấp quyền lợi của nhân dân địa ph−ơng vμ thiếu sự công bằng trong sự tham gia (FAO, 1985).

Các nhμ lập kế hoạch chú ý nhiều hơn đến trồng cây do các nông hộ thực hiện. Cách tiếp cận nμy cho những hậu quả không nh− mong muốn về mặt xã hội, ng−ời dân

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG lâm NGHIỆP xã hội đại CƯƠNG (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)