Sự tiến triển của chính sách lâm nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG lâm NGHIỆP xã hội đại CƯƠNG (Trang 55 - 57)

- Nôn g lâm kết hợp Đa dạng

1. Sự tiến triển của chính sách lâm nghiệp

Trên cơ sở mục đích, mục tiêu của chính sách lâm nghiệp, trong những năm gần đây chính phủ đã ban hμnh khá nhiều nghị định, chỉ thị, quyết định để nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển ngμnh lâm nghiệp vμ định h−ớng phát triển LNXH. Các chính sách nμy đã đ−ợc triển khai trong cả n−ớc, từng b−ớc thực hiện việc phát triển vμ bảo vệ rừng, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi tr−ờng đặc biệt lμ ở các vùng nông thôn miền núi.

Các chính sách ra đời đều có tính kế thừa vμ liên quan với nhau trong tiến trình thực thi. Việc xem xét đánh giá kết quả thực thi các chính sách lμ hết sức quan trọng, nó sẽ lμ cơ sở cho việc cải tiến, bổ sung hoμn chỉnh theo nhu cầu xã hội, cũng nh− lμm cơ sở phát triển nhân rộng những hoạt động có hiệu quả.

Một số ch−ơng trình, dự án của chính phủ đã kết thúc vμ đã có những kết luận, đánh giá các tác động của nó, vμ một số đang triển khai nên mới chỉ có những phản hồi, rút kinh nghiệm b−ớc đầu từ các báo cáo, nghiên cứu điển hình. Sau đây sẽ giới thiệu các đánh giá vμ phản hồi thông tin về hiện trạng thực thi một số chính sách chính có liên quan chặt chẽ đến phát triển LNXH.

Trong thập kỷ 90, Việt Nam đã tiến hμnh xem xét lại cách tiếp cận trong quản lý tμi nguyên thiên nhiên. Chính phủ đã nhận thức đ−ợc các vấn đề liên quan đến sự suy thoái tμi nguyên rừng của đất n−ớc vμ đã có nhiều nỗ lực nhằm khôi phục rừng vμ cải thiện đời sống của các cộng đồng dân c− sống trong vμ gần rừng. Chính vì vậy, nhiều chính sách lâm nghiệp vμ các chính sách liên quan đến lâm nghiệp xã hội đ−ợc phát triển trong hoμn cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất n−ớc. Để tiến đến việc xã hội hóa nghề rừng, phát triển bền vững nông thôn miền núi trong từng giai đoạn, chính sách liên quan cũng đ−ợc cải tiến, bổ sung để đáp ứng nhu cầu xã hội vμ bảo vệ môi tr−ờng. Có thể thấy đ−ợc sự tiến triển của chính sách lâm nghiệp qua các giai đoạn sau (Nguyễn Văn Sản, Don Gilmour, 1999):

Từ 1954 - 1965:

Sau khi hòa bình lập lại, phần lớn diện tích rừng do HTX hoặc các đơn vị, tổ chức quốc doanh quản lý vμ sử dụng. Cuối những năm 1960 hệ thống lâm tr−ờng quốc doanh đ−ợc thμnh lập với nhiệm vụ chủ yếu lμ khai thác gỗ để phục vụ cho công cuộc xây dựng lại đất n−ớc ở miền Bắc. . . Chính sách lâm nghiệp trong giai đoạn nμy chủ yếu h−ớng tới khai thác vμ lợi dụng tμi nguyên rừng. Mặt khác, do nhu cầu về l−ơng thực, thực phẩm chính phủ đặt phát triển nông nghiệp vμo −u tiên hμng đầu nên các chính sách lâm nghiệp dựa trên quan điểm “lμm nền tảng cho sự phát triển nông nghiệp”, xem “nông nghiệp du canh” có thể thay bằng ph−ơng thức sản xuất khác, đặc biệt lμ hình thức sản xuất lâm nghiệp quốc doanh hay hợp tác xã.

Từ 1965 - 1976:

Chính sách lâm nghiệp tập trung vμo phát triển nghề rừng phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n−ớc. Tuy nhiên hai nhiệm vụ −u tiên của lâm nghiệp trong giai đoạn nμy lμ h−ớng vμo phục vụ nông nghiệp thông qua bảo vệ rừng đầu nguồn vμ sản xuất công nghiệp rừng, đồng thời tăng sản l−ợng gỗ vμ các sản phẩm ngoμi gỗ.

Chính sách lâm nghiệp khuyến khích các hoạt động lâm nghiệp đ−ợc tiến hμnh trong khu vực kinh tế nhμ n−ớc vμ kinh tế tập thể thông qua hệ thống lâm tr−ờng quốc doanh của trung −ơng vμ địa ph−ơng, vμ hợp tác xã nông lâm nghiệp. Sản xuất lâm nghiệp đ−ợc giám sát ở cấp quốc gia thông qua các cơ quan lâm nghiệp, đồng thời ban hμnh Pháp lệnh bảo vệ rừng đầu tiên vμo năm 1975.

Từ 1976 - 1986:

Chính sách lâm nghiệp đã cố gắng khuyến khích sản xuất nông lâm nghiệp, các ph−ơng pháp tiếp cận mới đã đ−ợc thử nghiệm nh−: giao đất nông nghiệp vμ lâm nghiệp để ổn định sản xuất vμ tiến hμnh Nông Lâm kết hợp. Tuy nhiên trong giai đoạn nμy, phần lớn các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đều chịu sự quản lý của nhμ n−ớc, đã khai thác quá mức tμi nguyên rừng dựa trên nhu cầu của nhμ n−ớc chứ không dựa vμo tiềm năng sản l−ợng rừng. Mục tiêu tăng thu nhập tiền mặt lμ t− t−ởng chủ đạo trong các ngμnh kinh tế cũng nh− trong ngμnh lâm nghiệp. Môi tr−ờng tự nhiên đã bị hủy hoại quá mức, từ đó công tác quản lý bảo vệ rừng đ−ợc nhấn mạnh hơn. Các nhμ hoạch định chính sách bắt đầu quan tâm đến các chính sách liên quan đến phát triển miền núi, tăng c−ờng giao đất rừng vμ xây dựng rừng, tổ chức nông lâm kết hợp.

Từ 1986 - 1990:

Trong giai đoạn nμy mục tiêu của các chính sách lâm nghiệp lμ mở rộng trồng rừng ở các lâm tr−ờng quốc doanh, thúc đẩy ch−ơng trình bảo vệ rừng ở các vùng cao, chủ yếu đề cập đến vấn đề quản lý rừng đầu nguồn. Các ch−ơng trình lâm nghiệp liên quan đến tập huấn vμ đμo tạo gắn với Ch−ơng trình nghiên cứu rừng quốc gia, Ch−ơng trình hμnh động lâm nghiệp nhiệt đới của Việt Nam đã đ−ợc thực hiện.

Cũng trong giai đoạn nμy, các thay đổi chính đã diễn ra trong quản lý các lâm tr−ờng quốc doanh thông qua các chính sách đổi mới quản lý các xí nghiệp quốc doanh. Quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, trong đó có cả quyền tự chủ tμi chính vμ hạch toán độc lập trong các lâm tr−ờng. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thμnh phần, chính sách đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp thu hút mạnh mẽ các hộ gia đình tham gia nghề rừng. Quá trình chuyển đổi từ sản xuất lâm nghiệp do các đơn vị quốc doanh vμ hợp tác xã sang việc trồng cây do các gia đình công nhân của các lâm truờng vμ các hộ gia đinh nông dân thực hiện theo hợp đồng với lâm tr−ờng

Từ 1991 đến nay:

Vμo năm 1991, ngμnh lâm nghiệp đề ra chủ tr−ơng mới lμ phát triển LNXH. Phát triển LNXH lúc nμy trong khuôn khổ hμnh chính, khuyến khích sản xuất lâm nghiệp bằng cách giao đất lâm nghiệp cho các ngμnh, bộ khác vμ cho hợp tác xã, tr−ờng học, đơn vị quân đội, các hộ gia đình. Nông lâm kết hợp lμ một trong một mô hình trồng trọt đ−ợc khuyến khích trong giai đoạn nμy.

Kế hoạch hμnh động lâm nghiệp quốc gia đ−ợc xây dựng với sự cộng tác của cộng đồng tμi trợ quốc tế. Chuyển biến đáng kể lμ sự phân cấp quản lý vμ sự tham gia của ng−ời dân, sắp xếp lại các cơ quan lâm nghiệp để hỗ trợ các hoạt động ở địa ph−ơng, bảo vệ môi tr−ờng, tăng sản l−ợng vμ thu nhập của ng−ời dân đang sống ở các vùng có rừng.

Từ năm 1991 đến nay, một hệ thống luật pháp, chính sách vμ các văn bản đã đ−ợc công bố nhằm phát triển vμ bảo vệ rừng cũng nh− đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp để quản lý bền vững nh− Luật bảo vệ vμ phát triển rừng (1991), Luật đất đai (1993), các h−ớng

dẫn giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân hộ gia đình sử dụng lâu dμi vμo mục đích lâm nghiệp....

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG lâm NGHIỆP xã hội đại CƯƠNG (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)