Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Bảo Lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 67 - 69)

2. Mục tiêu của đề tài

3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Bảo Lạc

Máu là tấm gương phản ánh tính trạng sức khoẻ của cơ thể, phản ánh phẩm giống. Để xác định được tình trạng sức khoẻ, phẩm chất của giống và khả năng miễn dịch, sự thích nghi của lợn Bảo Lạc chúng tôi tiến hành lấy mẫu máu Lợn Bảo Lạc ở 3 lứa tuổi khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4. như sau:

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Bảo Lạc

Tuổi lợn (tháng) Số lƣợng HC (Triệu/mm3 ) Hemo- globin (g%) Số lƣợng BC (Nghìn/mm3) Công thức bạch cầu (%) Lympho Bào BCTT BC đơn nhân lớn BC ái toan 4 (n = 3) 6,55 11,03 17,63 59,73 31,5 6,77 2,0 8 (n = 3) 6,81 11,23 22,30 57,57 31,8 6,63 4,0 12 (n = 5) 7,47 13,48 22,78 59,28 26,6 12,52 1,6 T.bình 6,94 11,91 20,90 58,86 29,97 8,64 2,53

Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy: Số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố (Hb) của lợn Bảo Lạc tăng dần theo tuổi.

- Số lượng hồng cầu tăng dần theo tháng tuổi, lúc 4 tháng tuổi là 6,55 triệu/mm3 , đến 12 tháng tuổi là 7,47 triệu/mm3 , trung bình là 6,94 triệu/mm3 . Khi so sánh với kết quả của Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006)[44]đưa ra: Lợn lớn 5,0 triệu/mm3 máu, lợn con 4,5 – 5,8 triệu/mm3 máu, Lợn Móng Cái 5 – 6 triệu/mm3 máu, Lợn Lang Hồng 5,2 – 5,8 triệu/mm3 máu. Điều này cho thấy số lượng hồng cầu lợn Bảo Lạc thay đổi theo tuổi, ở tuổi càng cao số lượng hồng cầu càng tăng. Đồng thời kết quả này cũng thể hiện sự thích nghi của của giống với điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng miền núi cao, với độ cao trung bình 1000 m so với mực nước biển và nhiệt độ trung bình/năm là 21,90C, lúc nhiệt độ thấp nhất xuống tới 5 0 C. Chính vì vậy số lượng hồng cầu của lợn Bảo Lạc tăng cao hơn sơ với một số giống lợn nội khác ở vùng thấp như lợn Móng Cái, lợn Lang Hồng. Khi di chuyển con giống từ vùng cao xuống vùng thấp cần cho lợn thích ứng dần dần với điều kiện địa lý mới.

- Số lượng bạch cầu của lợn Bảo Lạc (20,9 nghìn/mm3 máu) cũng tương đương với lợn Móng Cái (20 - 24 nghìn/mm3

máu), nhưng tỷ lệ lympho bào (58,86%) cao hơn 11,26% so với lợn Móng Cái (47,6%) (Theo Nguyễn Xuân Hoạt và CS, 1980) [18]. Điều đó cho thấy khả năng chống chịu bệnh tật, sức đề kháng của lợn Bảo Lạc cao hơn hẳn so với lợn Móng Cái. Chính vì vậy, lợn Bảo Lạc chịu đựng kham khổ tốt, chống chịu được với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém, ít mắc bệnh. Đó là đặc điểm sinh học rất quý của lợn Bảo Lạc.

- Tỷ lệ bạch cầu trung tính (BCTT) của lợn Bảo Lạc (trung bình 29,97%) thấp hơn 16,1% so với lợn Móng Cái (46,1%), điều đó cho thấy, lợn Bảo Lạc ít bị nhiễm vi khuẩn. Tuy vậy, tỷ lệ bạch cầu đơn nhân của lợn (trung bình 8,64%) cao hơn 6,54% so với lợn Móng Cái (2,1%), điều này chứng tỏ lợn Bảo Lạc nhiễm giun sán khá nặng, đặc biệt tuổi lợn càng tăng thì nhiễm càng nhiều (12 tháng tuổi có tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn cao nhất (12,52%).

Do tập quán chăn nuôi thả rông, lợn tự tìm kiếm thức ăn tự nhiên, nên dễ bị nhiễm giun sán, làm cho khả năng sinh trưởng của lợn giảm.

Từ thực tế trên, cần khuyến cáo các hộ chăn nuôi định kỳ tẩy giun sán cho lợn, sẽ góp phần nâng cao năng suất sinh trưởng và cho thịt của lợn Bảo Lạc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)