Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 48 - 54)

2. Mục tiêu của đề tài

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Tình hình và tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc.

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sức sản xuất của lợn Bảo Lạc.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1.Phương pháp điều tra

- Điều tra qua số liệu thống kê hàng năm về tình hình chăn nuôi lợn của Phòng thống kê huyện Bảo Lạc.

- Điều tra, thống kê màu sắc lông của lợn, mô tả đặc điểm ngoại hình và minh hoạ bằng hình ảnh.

- Lập phiếu điều tra với các thông tin cần thiết về tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc.

2.4.2. Phương pháp theo dõi trực tiếp

Tại 3 xã, chọn mỗi xã 3 xóm, mỗi xóm 3 hộ có số đầu lợn trên 10 con trở lên, trong đó có ít nhất 1 nái sinh sản. Lập phiếu theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản, kết hợp với các hộ gia đình để theo dõi.

2.4.3. Phương pháp mổ khảo sát lợn thịt

Dựa theo phương pháp mổ khảo sát của Nguyễn Văn Thiện và CS (1998) [49].

2.4.4. Phương pháp phân tích

- Phân tích thành phần hoá học của thịt nạc tại Viện Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên.

- Phân tích các chỉ tiêu huyết học của lợn. Thông qua máy xét nghiệm huyết học tự động 18 thông số của Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng.

2.5. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Tình hình phát triển và tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc

- Biến động đàn lợn qua các năm. - Cơ cấu đàn lợn tại 3 xã điều tra.

- Hiện trạng và tập quán chăn nuôi lợn Bảo Lạc.

2.5.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn Bảo Lạc

- Đặc điểm ngoại hình màu sắc lông da của lợn Bảo Lạc. Thống kê tính tỷ lệ và minh hoạ bằng hình ảnh.

- Chỉ tiêu về huyết học: Lấy máu lợn ở tĩnh mạch rìa tai bằng xy lanh có tráng chất chông đông máu. Xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu và công thức bạch cầu; Xác định hàm lượng huyết sắc tố (Hb) bằng máy xét nghiệm huyết học tự động 18 thông số Moden Celltac của hãng Nihok Kohden, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng.

2.5.3.Chỉ tiêu sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái sinh sản Bảo Lạc

2.5.3.1.Chỉ tiêu sinh lý sinh dục:

+ Tuổi động dục lần đầu (ngày): Theo dõi và xác định khoảng thời gian kể từ sơ sinh đến khi động dục lần đầu. Kết hợp với hộ gia đình trực tiếp quan sát và ghi chép vào biểu.

+ Khối lượng động dục lần đầu (kg/con): Cân khối lượng của lợn cái khi động dục lần đầu.

+ Tuổi phối giống lần đầu (ngày): Theo dõi trực tiếp và xác định khoảng thời gian từ sơ sinh đến khi phối giống lần đầu tại những hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên để nghiên cứu.

+ Khối lượng phối giống lần đầu (kg/con): Cân khối lượng lợn cái khi phối giống lần đầu.

+ Thời gian động dục (ngày): Theo dõi trực tiếp và xác định khoảng thời gian khi lợn có biểu hiện bắt đầu động dục đến khi kết thúc biểu hiện động dục.

+ Chu kỳ động dục (ngày): Là khoảng thời gian tính từ lần động dục này đến lần động dục kia. Theo dõi trực tiếp và ghi chép.

2.5.3.2.Chỉ tiêu về khả năng sản xuất của lợn nái sinh sản Bảo lạc

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (2008) [51 ].

+ Số con sơ sinh/ổ (con): Đếm số con đẻ ra còn sống, số con đẻ ra đã chết và số con thai gỗ.

+ Số con sơ sinh sống đến 24 h/lứa đẻ: Đếm số con còn sống đến 24h kể từ khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng.

+ Tỷ lệ nuôi sống của lợn con tới cai sữa (%):

Tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa (%) =

Số con sống tới cai sữa (con)

 100 Số con đẻ ra (con)

+ Khối lượng toàn ổ 30 ngày tuổi (kg): Cân tổng khối lượng của tất cả các lợn con do con nái đó nuôi đến 30 ngày tuổi.

+ Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa (60 ngày tuổi), (kg): Cân khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi.

+ Khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Tính gián tiếp thông qua việc cân khối lượng của đàn con tại các ổ lợn được theo dõi. Theo Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng và CS (2005) [48], tính khả năng tiết sữa của lợn mẹ bằng công thức:

Khả năng tiết sữa M = M1 + M2

W30 là khối lượng toàn ổ lúc 30 ngày tuổi. Wss là khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh. M2 = 4/5M1

+ Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày): Là thời gian tính từ lúc lợn nái đẻ đến khi động dục.

+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày): Là khoảng thời gian từ lứa đẻ này tới lứa đẻ kế tiếp. Gồm thời gian nuôi con + thời gian chờ phối lại sau khi tách con đến có chửa + Thời gian chửa. Tính số lượng ngày và ghi chép sổ sách.

+ Số lứa đẻ bình quân/nái/năm (lứa): Xác định số lứa đẻ/nái/năm của toàn bộ lợn nái được chọn để theo dõi rồi tính bình quân chung.

2.5.4. Chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng sản xuất của lợn nuôi thịt Bảo Lạc

2.5.4.1.Chỉ tiêu sinh trưởng của lợn con, lợn nuôi thịt và lợn cái hậu bị:

- Sinh trưởng tích luỹ (kg/con):

Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi và khối lượng lợn nuôi thịt, lợn cái hậu bị được xác định bằng cách cân khối lượng vào các thời điểm đúng quy định, lợn con cân sau 1 tuần, lợn thịt và lợn cái mỗi tháng cân 1 lần. Lợn nuôi thịt cân từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi. Lợn cái hậu bị cân từ lúc 3 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi; Cân bằng cân treo, cân vào buổi sáng sớm trước khi ăn, kết hợp với các hộ gia đình để cân và theo dõi, ghi chép số liệu. Lợn thịt và lợn nái hậu bị trên 50 kg, xác định khối lượng thông qua các chiều đo, khi đó để lợn đứng ở vị trí bằng phẳng không ngẩng đầu hoặc không cúi đầu và ghi chép số liệu vào biểu theo dõi. Được tính theo công thức của Trương Lăng (1997) [26]. KL = VN 2 x DT x 87,5

Trong đó: KL: Khối lượng (kg) DT: Dài thân (m) VN: Vòng ngực (m)

Khối lượng cơ thể bình quân qua các tuần và tháng là chỉ tiêu sinh trưởng tích luỹ về khối lượng, hay còn là khối lượng cơ thể qua các thời điểm theo dõi (tuần tuổi, tháng tuổi). Đó là chỉ tiêu đầu tiên phải xác định.

- Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối, được tính theo công thức của Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng và CS (2005) [48].

+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

Là khối lượng cơ thể tăng lên trên một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau:

A =

W1 - W0 t1 - t0

Trong đó: A là Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

W0, t0: Là khối lượng, kích thước đầu kỳ, ứng với thời gian t0. W1, t1: Là khối lượng, kích thước cuối kỳ, ứng với thời gian t1. + Sinh trưởng tương đối (%)

Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) W0 là khối lượng đầu kỳ (kg/con)

W1 là khối lượng cuối kỳ (kg/con).

2.5.4.2.Chỉ tiêu về khả năng sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc

Dựa vào các chỉ tiêu mổ khảo sát chất lượng thân thịt để đánh giá khả năng sản xuất thịt của lợn Bảo Lạc.

Theo Nguyễn Văn Thiện và CS (1998) [49] cho biết: phương pháp mổ như sau: W1 - W0

R(%) = x 100 W1 + W0

- 24 giờ trước khi giết thịt không cho gia súc ăn. - Cân khối lượng sống.

- Chọc tiết (Rạch lớp da và mỡ tìm động mạch cổ để cắt, máu sẽ chảy từ từ và chảy hết).

- Cạo lông: Dội từ từ nước nóng 70 đến 800C, khi thấy dễ nhổ lông và bóc được lớp màng biểu bì chết bên ngoài là được. Sau đó rửa sạch, mổ lợn để xác định các chỉ tiêu.

- Mổ: Dùng dao nhọn thật sắc rạch đúng giữa đường trắng, từ cổ xuống đến hậu môn, sau đó lấy hết nội tạng ra, không làm thủng ruột.

- Cân khối lượng sau khi mổ kể cả 2 lá mỡ: gọi là khối lượng móc hàm.

Tỷ lệ móc hàm (%) =

Khối lượng thịt móc hàm (kg)

 100 Khối lượng sống (kg)

- Cắt đầu và 4 chân: Đầu cắt gần sát hai gốc tai rồi cân trọng lượng đầu. Chân: cắt đúng khớp khuỷu chân, cân trọng lượng 4 chân. Cân trọng lượng thịt xẻ (bỏ đầu, 4 chân, nội tạng).

P thịt xẻ = P móc hàm - ( Pđầu + P4 chân)

Tỷ lệ thịt xẻ (%) =

P thịt xẻ (kg)

 100 P sống (kg)

- Tách đôi thân thịt thành 2 nửa: Rạch giữa cột sống chia đôi thành 2 nửa bằng nhau. Cân trọng lượng của mỗi nửa. Lấy nửa trái để đo các chiều và phân ly xương thịt mỡ da.

Tỷ lệ thịt nạc (%) = P nạc (kg)  2  100 P xẻ (kg)

Tỷ lệ thịt mỡ (%) = P mỡ (kg)  2  100 P xẻ (kg)

Tỷ lệ xương (%) = P xương (kg)  2  100 P xẻ (kg)

Tỷ lệ da (%) = P da (kg) x 2 x 100 P xẻ (kg)

- Dài thân thịt: Dùng thước dây kéo thẳng, đo từ đốt sống ngực thứ nhất (Xương sườn đầu tiên) đến mấu xương khum.

- Độ dày mỡ lưng: Dùng thước kẹp. Độ dày mỡ lưng được tính bằng độ dày bình quân của điểm đo: độ dày mỡ lưng ở vị trí xương sườn thứ nhất ứng với độ dày mỡ gáy, độ dày ở xương sườn 6 - 7, độ dày mỡ ứng với xương sườn cuối và độ dày ở khớp thận-khum.

Độ dày mỡ lưng (mm) = Sườn 1 + Sườn 6,7 + Sườn cuối + Thận - khum 4

- Diện tích cơ thăn: Cắt thịt thăn ở giữa xương sườn 6,7 thẳng góc với dài thân, sau đó ở độ nhiệt từ 20

- 80 trong 1 giờ, sau đó đưa ra cắt ở hai mặt ngoài thật phẳng, đo diện tích diện tích bằng giấy kẻ ô ly (tinh diện tích bằng cách cân khối lượng mảnh giấy có diện tích 25 cm2

trên cân điện tử và mảnh giấy bằng diện tích mắt thịt để tính ra diện tích "mắt thịt".

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống gấc năm 2009 tại trường đại học nông lâm đại học thái nguyên `.pdf (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)